Nhà triết
học vĩ đại C. Mac đã từng nói: “Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội ”. Từ thủa xa xưa để thỏa mãn bản năng sinh tồn con người đã có nhu cầu
cùng nhau hái lượm, cùng nhau săn bắt thú rừng…cùng nhau hợp tác. Cùng với sự
phát triển của xã hội, con người càng ý thức đầy đủ giá trị của hợp tác. Cá
nhân con người không thể tồn tại độc lập, không thể hoạt động, không thể thỏa
mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần khi tách rời khỏi mối quan hệ với cộng đồng,
tập thể. Điều khiến con người trở nên khác biệt với các sinh vật cùng tồn tại
và cũng chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của con người đó chính là “xã hội
loài người” – cộng đồng được kiến dựng bởi sự hợp tác, con người tạo nên, sau đó
tồn tại và phát triển nhờ nó.
Sự phát
triển của cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập trong đời sống xã hội
của bản thân. Hoạt động, cộng tác, hợp tác dưới nhiều hình thức: cá nhân với cá
nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với nhóm… giúp cho mỗi cá nhân lĩnh hội những giá
trị, những chuẩn mực của xã hội loài người một cách sâu sắc. Mặt khác “nhân cách
con người chỉ
hình thành trong
hoạt động, và
thông qua hoạt
động”, cho nên hợp tác cũng chính là điều kiện quan trọng để hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách của mỗi người.
Xã hội vận
động trong xu hướng toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội cho con người được giao tiếp,
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, không kể biên giới lãnh thổ, màu da, tiếng
nói… Những cuộc tiếp xúc – trao đổi, hợp tác với nhiều đối tượng khác nhau, ở các môi trường
khác nhau trong cộng đồng
dưới nhiều hình thức, trong công việc,
và trong cuộc sống đòi hỏi con người tiềm lực trí tuệ, tri thức cùng những “kỹ
năng mềm” căn bản, thiết yếu như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề,
kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tranh biện, kỹ năng làm việc đồng đội… Kĩ năng
làm việc đồng đội, hay còn gọi là KNHT là một trong những kĩ năng đặc biệt quan
trọng và cần thiết cho mỗi người.
Ở trẻ mẫu giáo, nhu cầu được cùng hoạt động với mọi người xung quanh phát triển rất mạnh mẽ. Tất cả
những hoạt động của cô giáo và các bạn đều có tác động rất lớn đến sự hình thành
và phát triển KNHT của trẻ. Hơn nữa, trẻ mẫu giáo cần phải có kĩ năng hợp tác để
biết thỏa thuận khi chơi với bạn, biết tôn trọng bạn, lắng nghe những gì bạn
nói, biết giao tiếp với nhau trong khi chơi, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong
nhóm khi cần thiết… Nếu thiếu những kĩ năng này trẻ sẽ trở nên thụ động trong mọi
hoạt động, gặp khó khăn để hòa đồng vào tập thể, hay để chia sẻ, thông cảm, lắng
nghe mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến hệ quả khi bước vào các môi trường
học tập đa dạng, phong phú khác nhau với rất nhiều hình thức học tập, đòi hỏi
phải có sự cộng tác phức tạp hơn, trẻ sẽ trở nên lúng túng, thụ động, không biết
cách hòa nhập cùng tập thể. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công
việc, tới cuộc sống trong xã hội của trẻ sau này. Có thể thấy phát triển các kĩ
năng cơ bản cho con người phải bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là với trẻ
mẫu giáo lớn. Đây là thời kì tạo nên những cơ sở ban đầu cần thiết cho quá
trình hình thành nhân cách và chuẩn bị cho trẻ trải qua bước ngoặc lớn trong đời
sống tuổi thơ khi chuyển từ trường MN đến trường Tiểu học. Phát triển một số kĩ
năng cơ bản cho trẻ là rất cần thiết, trong đó KNHT là một trong những kĩ năng
cần phải được đặt lên hàng đầu.
Việc phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi có thể đạt kết quả mong muốn nếu được thực hiện thường xuyên và có hệ thống thông qua nhiều hình thức giáo dục phong phú, đa dạng ở trường MN, trong đó vui chơi với tư cách là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo giữ vai trò vô cùng quan trọng. Chơi trong nhóm bạn bè là nhu cầu bức thiết của trẻ và trò chơi cũng là nội dung chủ yếu để tập hợp trẻ thành nhóm. Vì vậy, muốn trẻ có KNHT cùng bạn bè, thì phải tổ chức tốt các loại trò chơi cho trẻ tham gia, đặc biệt là những trò chơi đòi hỏi ở trẻ kĩ năng phối hợp cao như: TCĐVCCĐ, trò chơi xây dựng - lắp ghép, trò chơi vận động…
Thực tiễn
giáo dục MN hiện nay cho thấy việc giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCĐVCCĐ
chưa nhận được nhiều sự quan tâm đúng mực của người GV. Họ thường chỉ quan tâm
đến sự sáng tạo và tính tích cực nhận thức của trẻ trong khi chơi nhiều hơn
là kĩ năng
hoạt động trong
nhóm của trẻ.
Đó là một trong nhiều
nguyên nhân khiến nhiều trẻ còn thụ động, phụ thuộc vào người lớn, lúng túng, vụng
về trong việc thiết lập mối quan hệ với bạn bè và người lớn xung quanh.
Link tải bản đây đủ: Tải xuống