Skkn một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1


Như chúng ta đã biết: mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người nhằm phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mĩ, có nhân cách tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc hình thành nhân cách, năng lực, phẩm chất của công dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, chương trình dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá và cáchình thức dạy học khác. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học lại càng phải quan tâm và coi trọng, bởi nó là một nhân tố phát triển nhân cách, là gốc rễ để phát triển tài và đức của mỗi con người. Việc hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang “Như búptrên cành” “ Như tờ giấy trắng”. 

Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, việc hình thành các năng lực, phẩm chất phải được áp dụng bằng các phương pháp trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm làm, tích cực hoạt động giáo dục, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực kỉ luật… Giáo viên sẽ tổ chức, quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Bản thân tôi là người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực và phẩm chất. Trong những năm vừa qua, khi thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 và thông tư 22, bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học từ khâu thiết kế bài học cho đến việc lựa chọn các phương pháp phù hợp vào giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nêu trên, bước đầu đã hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiếtcủa học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin, chăm học chăm làm, …

Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22, nhất là hai nội dung năng lực, phẩm chất; tôi thường gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: khó khăn trong các bước thực hiện, khó khăn trong việc xác định các biểu hiện chính, giúp việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh; khó khăn trong việc đưa ra nhận định, cách ghi nhật kí đánh giá đối với học sinh. Là một giáo viên Tiểu học có tuổi đời 25 năm trong nghề, đã trực tiếp giảng dạy nhiều khối lớp, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực, phẩm chất. Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”.

Link tải bản đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn