Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
giáo dục. Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quý
giá cho những người làm công tác giáo dục. Người đã từng nói “ Vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người ” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó
cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo, cô
giáo nỗ lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng
khẳng định “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân
chủ, nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những
người chủ tương lai của đất nước”. Đúng như vậy không có giáo dục sẽ
không có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào,
đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước
hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không phát
triển. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển phồn thịnh
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự
phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó, dân tộc
đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý
thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mỗi người dân; cán bộ, giáo viên, học
sinh.
Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm, bị
suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận
lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng
không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường
là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm, suy thoái môi trường. Do
đó, việc giáo dục môi trường trong trường Tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
vì nó liên quan đến xây dựng nhận thức cho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay
trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh, mà trong đó bậc Tiểu học là
bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, học sinh Tiểu học
đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở
ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất
nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở Tiểu học thì khó làm được ở các cấp
học sau.”. Ngoài ra, điều đặc biệt quan trọng đó là giáo dục môi trường không
những có tác động tích cực tới nhân cách, hành vi của học sinh, những người chủ
tương lai mà còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, góp
phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự nghiệp
chung bảo vệ môi trường.
Vậy môi trường là gì? Từ trước đến nay có
nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã
thống nhất với nhau rằng “ Môi trường là các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một
không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó quan hệ mật thiết tương
tác lẫn nhau và tác động lên các
cá thể sinh vật hay con người cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa
của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định
chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và
của xã hội loài người”. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển
nền kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh
đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng sự phát triển kinh
tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn
cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người và sinh vật. Những tác động của thị trường cũng len lỏi
vào trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các
bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như chưa có ý thức giữ gìn
vệ sinh chung, ăn kẹo trong lớp, ăn quà vặt vứt rác bừa bãi, không có
ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của
nhà trường. Đó chính là những trăn trở của người làm giáo dục.
Phải làm thế nào? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở
thành những người có “ tài” đồng thời có “đức” ? Chính vì thế đòi
hỏi ngành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà
phải còn chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành
người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã
hội, vậy có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập trung vào con
người.
Bởi vậy hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có
những hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường và hình thành ở các em ý thức,
kĩ năng bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết thực hiện chỉ đạo
của Bộ Giáo dục về dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học.
Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường
học thân thiện - Học sinh tích cực” đã đang được triển khai.
Từ thực tế trên, với vai trò là phó hiệu trưởng nhà
trường tôi nhận thấy mình có trách nhiệm lớn trong việc hình thành, phát triển ở
các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường,
bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành
thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em với mong muốn các em trở
thành những con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề
tài “Công tác chỉ đạo, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh Tiểu học ”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Làm tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh Tiểu học.
- Kinh
nghiệm giáo dục môi trường của nhà trường đối với học sinh.
- Bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp là nhiệm vụ của
mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh.
NHIỆM VỤ
NGHIÊN CỨU:
- Tìm ra hình thức tổ chức quản lý, chỉ đạo “giáo dục bảo
vệ môi trường” cho học sinh Tiểu học; Nghiên cứu cơ sở lý luận; thực trạng của giáo
dục bảo vệ môi trường với học sinh Tiểu học.
- Thống nhất được kế hoạch, nội dung chỉ đạo “giáo dục bảo
vệ môi trường” ngay từ đầu năm cho các khối lớp.
- Học sinh biết vận dụng bảo vệ môi trường vào cuộc sống
hàng ngày.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống