- Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng
đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với
những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham
gia các hoạt động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự
rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi
trường xung quanh...
Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực
hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi
mà cả hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng (Nghị
quyết TW 8 khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn,
thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ýcủa trẻ, giúp trẻ chủ
động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng
chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tíchcực, tự nhiên. Môi trường
giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ
sung lẫn nhau đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội.
- Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ
phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích,
phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi...
- Môi trường xã hội là toàn bộ các mối
quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường
xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được
tạo ra trong quá trình tương tác.
-
Vì thế đối với trẻ mầm non,
việc thiết lập,
xây dựng và
khai thác có hiệuquả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như
một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Nhưng trên thực tế, việc
thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập. Mỗi đơn vị, mỗi giáo viên thực hiện theo cách thức và quan
điểm riêng của mình cho nên việc thực hiện chưa thật sự đi vào chiều sâu và
đúng hướng.
Mặt khác, vẫn còn một số giáoviên mầm non
chưa đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, còn ngại đổi mới, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực
hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa cao.
- Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt,
chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn
hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác
nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn
hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với
việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải
xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục
trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên - xã hội cần thiết, trực
tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả
của những hoạt động này nhằm góp phần
thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Có nhiều cách phân loại môi trường
giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường
tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm
trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm
non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường
mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác…). Một quan điểm khác lại
phân chia môi trường giáo dục thành môi trương vật chất và môi trường xã hội.
- Môi trường vật chất trong trường mầm non
bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi, không gian phục vụ cho việc
tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn
nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo
đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như
chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi
trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường
mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với
những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang
tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan
trọng đối với giáo dục mầm non. Theo chúng tôi, môi trường đó cần phải cung ứng
các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực,
chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
- Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi
trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp
với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng
môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự
đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển
của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.
-
Là một cán bộ quản
lý, hàng ngày
trực tiếp chỉ đạo giáo
viên thực hiệnnhiệm vụ chuyên
môn của mình nên bản thân tôi luôn
trăn trở, suy nghĩ phảixây dựng
môi trường giáo dục như thế nào để trẻ được hoạt động một cáchtrung tâm nhất, tích cực nhất, thoải
mái nhất mà lại đạt được hiệu quả cao nhấtluôn là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt
quan tâm. Vì vậy trong năm học 2019 - 2020 tôi đã nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Mục đích nghiên cứu:
-
Giúp đội ngũ
giáo viên trong
nhà trường nâng
cao nhận thức và năng lựcvề
quản lý, tổ chức chăm
sóc, giáo dục trẻ, thực
hiện Chương trình
Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp
điều kiện cụ thể của nhóm, lớp và địa
phương.
- Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng
môi trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm
xúc tích cực của trẻ,thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và
trải nghiệm đa dạng.
- Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng
nhiều cách khác nhau phù hợpvới nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
- Huy động sự tham gia của nhà trường, gia
đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục
cho trẻ trong trường mầm non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Link tải bản đầy đủ file word: Tải xuống