Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi hứng thú khám phá khoa học và xã hội

 


Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú khám phá khoa học và xã hội”

Lý do chọn đề tài:

Từ khi còn rất bé tôi đã rất thích bài hát “ Vì sao lại thế” với  những câu hát “Xung quanh chúng ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng được bao nhiêu”. Thế giới xung quanh rất rộng lớn nó bao gồm tất cả sự vật hiện tượng mà con người ai ai cũng muốn tìm hiểu, muốn khám phá. Khi học nghành sư phạm và bước chânvào làm việc trong trường mầm non, hàng ngày chăm sóc dạy dỗ và trò chuyện cùng trẻ, được nghe những câu nói, những câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên của các con như  “Cô ơi cái gì đây ạ”, “cái này để làm gì”?.... cho thấy các con có nhu cầu tìmhiểu và khám phá xung quanh của các con là rất lớn, nhưng các con còn quá nhỏ, chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, sự trải nghiệm còn ít, chưa thể tự khám phá về thế giới xung quanh.

Nên người lớn phải giúp đỡ, tổ chức, hướng dẫn trẻ khám phá khoa học và xã hội. Tất cả những hoạt động được diễn ra trong trường mầm non, đều tạo nên chotrẻ một sự hứng thú đặc biệt, nó kích thích ở trẻ lòng say mê học hỏi, giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc trẻ được khám phá khoa học và xã hội là việc làm thiết thực, và phải được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hướng tới việc mở rộng nhận thức, phát triển các quá trình tâm lý và hình thành các kỹ năng kỹ xảo cho trẻ. Trẻ được khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Học mà chơi, chơi mà học” trong đó trẻ là chủ thểcủa mọi hoạt động, cô giáo chỉ là người hướng dẫn. Xuất phát từ niềm say mê đó của trẻ, tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? Mình nên làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học và xã hội nhằm giúp trẻ khắc sâu được những kiến thức đó. Tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những hình thức, phương pháp giảng dạy hay và tạo ra môi trường học tập tốt nhất.

Những phương pháp mà tôi tìm ra nhằm giúp trẻ thỏa mãnđược nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, cung cấp hiểu biết cho trẻ, đưa đến cho trẻ những kiến thức, những kinh nghiệm đã được chọn lọc và sắp xếp theo một hệ thống giúp trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức đó. Đồng thời giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, các biểu tượng, các khái niệm, các giá trị về thẩm mỹ. Từ đó trẻ sẽ phát triển về nhận thức, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, thích lao động và rèn luyện tính kiên trì độc lập, mai đây biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ trở thành những nhà khoa học khám phá ra những điều vi diệu hơn. Với mong muốn được góp phần và sự nghiệp giáo dục đặc biệt là lĩnh vực khám phá khoa học và xã hội. Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng của mình tôi đã tập trung nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú khám phá khoa học và xã hội”.

Mục đích nghiên cứu:

- Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các biện pháp giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở xung quanh trẻ.

- Đề tài thành công sẽ giúp trẻ khám phá khoa học và xã hội một cách hứng thú và tiếp thu được nhiều kiến thức về các sự vật xung quanh trẻ. Đồng thời đề tài cũng có tác dụng giáo dục về mọi mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.

- Qua đề tài nghiên cứu giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non ở độ tuổi 3 - 4 tuổi. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp thích trò chuyện với những người xung quanh, thích đưa ra những câu hỏi và có nhiều kiến thức mới, kinh nghiệm được khắc sâu trong trẻ.

Link tải bản word đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn