Đảng và nhà nước ta
hiện nay đã thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của
giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để phục vụ
đất nước, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta thấy
giáo dục bậc tiểu học là rất quan trọng, mang tính chất toàn diện ở tất cả các
môn học, là cơ sở ban đầu để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người công dân tốt
mang trong mình những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai
đoạn mới. Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ
“Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” .
Giáo dục là nền tảng của
sự phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc,
tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ ngày nay và mai sau. Giáo dục
Việt Nam đang tập trung đổi mới phương hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện
đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ủy ban giáo dục của
UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trongthế kỉ XXI là: Học để biết, học
để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình.
Xuất phát từ mục đích yêu
cầu của chương trình phát triển giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ranhững con người có văn hóa, kiến
thức khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sang tạo, có kỷ luật,
giàu long yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát
triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải đào tạo những con
người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, làm chủ tri thức với công nghệ hiện đại. Những người có kĩ năng thực hành
giỏi, có tác phong công nghiệp, có tínhtổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là những
con người xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Giáo dục tiểu học phải nhằm
hình thành cho học sinh những cơ sở banđầu nhưng rất quan trọng cho sự hình
thành và phát triển nhân cách người côngdân, người lao động tương lai, chuẩn bị
cho các em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ,thể chất và lao động để tiếp tục học
lên các lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động và tiếp tục theo nhu cầu và
nguyện vọng bằng các hình thức thích hợp.
Xuất
phát từ yêu cầu cơ bản cải tiến phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay
nhằm phát huy tính độc lập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới của học sinh tiểu học. Ngay
từ tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen thuộc của tác
giả Hoàng Công Sử:“ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào. Nào các
bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều. Một với một là hai, hai thêm hai là bốn.
Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.”Từ khi còn nhỏ, trẻ đã biết hát vừa
kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu,đáng yêu lên để học toán ở mức độ đơn giản
nhất. Vậy còn giai đoạn trẻ vào lớpMột, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì
sao? Với rất nhiều môn học mới: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tự nhiên và Xã hội,
Thủ công ....
Hầu hết các môn nàyhọc
sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực, rất yêu thích. Nhưng còn Toánhọc
thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao để học sinh
biếtlàm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Những kĩ
năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc sống.
Trong khi xã hội chúng ta đang hoà cùng thế giới bắt nhịp vào cuộc sống hiện
đại rấtnhanh. Một xã hội hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin, khoa học kĩ thuật. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trẻ cũng cần phải
có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ vào ai. Để làm được điều đó, trẻ phải
nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Đặc biệt là môn Toán
(môn học cơ bản). Môn toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới diệu kì của
Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, một nhà
giáo, nhàkhoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi
lĩnh vựccủa đời sống, sản xuất... Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi
nhận thấy môn Toán là mộttrong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất
là học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ
bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên
cạnh đó nó còngóp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát
triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc
khám phá, hình thành nhân cách cho các em.
Thấy
được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên
cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp học sinh chủ
động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động học tập. Để “học
mà chơi - chơi mà học”, đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học
nói chung và dạy học môn Toán lớp 1 nói riêng. Từ những suy nghĩ, băn khoăn
trên đã thôi thúc tôi đi nghiên cứu các phương pháp dạy học, quyết tâm tập trung
thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 1”.