Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học đòi hỏi giáo dục phải có
bước chuyển mạnh mẽ cả về phương pháp, nội dung và cách thức quản lý. Năng lực
có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu, tư chất song không phải là bẩm sinh,
mà được hình thành và được thể hiện trong hoạt động tích cực của con người
trong đời sống xã hội thông qua sự giáo dục và rèn luyện, hoạt độngtích cực của
cá nhân.
Như vậy, để giúp
người học phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất phải đổi mới phương pháp
dạy học, bên cạnh trang bị kiến thứcphải tạo môi trường để người học trải
nghiệm mới phát triển được năng lực. Với mong muốn nâng cao chất lượng các hoạt
động trải nghiệm của học sinh, góp phần phát triển các năng lực và phẩm chất
cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, qua kinh nghiệm gần 4 năm quản
lý, tôi đã nghiên cứuứng dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học”.
Hoạt động trải
nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để
chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện
trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Hoạt động trải
nghiệm chính khóa được hiểu là hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học
không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơquan có thẩm quyền đã phê
duyệt. Hoạt động trải nghiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp
phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; có
nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ
tục Việt Nam.
- Kế hoạch tổ chức
các hoạt động trải nghiệm phải xây dựng cụ thể. Các hoạt động phải được lựa
chọn phù hợp với chủ đề học tập từng tháng, phù hợp với điều kiện nhà trường,
địa phương. Trong kế hoạch phải dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng
giải quyết các tình huống đó.
- Nội dung của
hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo tính giáo dục và tínhthực tiễn: Gắn với đời
sống thực tiễn địa phương, cộng đồng, đất nước, mangtính tổng hợp nhiều lĩnh
vực giáo dục, dễ vận dụng vào thực tế, phù hợp với tâmlý lứa tuổi học sinh tiểu
học.
- Hình thức tổ
chức các hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, phong phú,linh hoạt, tạo cơ hội
cho học sinh được trải nghiệm. Tạo điều kiện cho nhiều lực lượng trong và ngoài
nhà trường tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm.
- Trong quá trình
tổ chức các hoạt động trải nghiệm phải tạo được môi trường tương tác, thân
thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò, phát huy tính chủ động tích cực của
học sinh; phải chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh trong các hoạt động kết hợp
với giáo dục bảo vệ môi trường.
Link
bản bản word đầy đủ: Tải xuống