Skkn một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn âm nhạc ở trường tiểu học

 


Âm nhạc là một tài sản vô hình không thể thiếu trong một đời người, trong một tộc người, trong một cộng đồng tùy theo mức lớn nhỏ mà được gọi là dân tộc,quốc gia, thời đại hay toàn thể nhân loại. Âm nhạc được sinh ra từ cá thể sáng tạo để bày tỏ cảm xúc và sẻ chia với cá thể khác. Đó là mối liên kết giữa người vớingười, là sự đồng cảm, là tiếng nói chung có thể không cần đến ngôn từ giữa các dân tộc khác nhau trên khắp địa cầu, giữa các thời đại khác nhau suốt chiều dài lịch sử. Thực hành âm nhạc giúp con người ta không những nhạy cảm, giàu tưởng tượng, trí nhớ tốt, biết lắng nghe, mà còn rèn giũa nhiều phẩm chất khác như tính kiên nhẫn, tính kỉ luật, tính đồng đội…

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt làtrẻ em. Học môn âm nhạc, giúp trẻ em thông minh hơn, học Toán, lịch sử, địa lí tiến bộ hơn. Tạo điều kiện cho trẻ em học âm nhạc là đã cho các em có một nềnhọc vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, về cái đẹp. Tâmhồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc. Việc giáo dục mộtcon người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểubiết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biếtnhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nóichung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹcho con người là không thể thiếu được. Hay Âm nhạc  người ta ví như một món ăntinh thần không thể thiếu trong thế giới loài người, đặc biệt là ở thời đại phát triểnmạnh như ngày nay. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh vàhiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc cóvị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đãđiều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn họcbắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ởbậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức nhạc lý sơ đẳng nhất có ở phân môn tạp đọc nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các emphát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.

Ở lớp 4 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơngiản như: Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, được  ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập đọc nhạc do vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc TĐN. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết.

Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở nhà trường, bảnthân tôi đã học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho các em qua đề tài “Một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học”.

Link tải file word: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn