Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin,
hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa khả
năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức 1 cách bài bản, có hệ
thống như trẻ phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ 1 môi trường để trẻ hoạt động
và trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức 1 cách nhẹ nhàng,
tự nhiên hơn
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận
và khám phá 1 cách tích cực về thế giới. Quá trình khám phá và học hỏi của trẻ
diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất
quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn
giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới
xung quanh 1 cách tự nhiên, thuận lợi nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều
có tiềm năng và hỗ trợ cho việc học của trẻ. Đối với trẻ mầm non thì môi trường
hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động
thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn
ngữ, tâm lí cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò chơi những phẩm chất ý
chí cũng được hình thành như: tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm.
Ở mỗi giai đoạn sự phát triển của trẻ đều
có những đặc điểm tâm lí khác nhau cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm
phát triển tâm lí của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng
và giúp trẻ phát triển đúng từng giai đoạn. Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo thích khám
phá những điều mới lạ và hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá
thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ với
cô giáo. Trẻ giao tiếp và rất thích bắt chước tập làm nguời lớn, trẻ thích được
tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan
trọng và đã được nhà trường chỉ đạo về các lớp ở các điểm trường để cùng thực
hiện. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn và hạn chế như: Kinh phí,địa
hình và việc tạo môi trường đang còn do bàn tay cô giáo là chủ yếu; trẻ tham
gia đang còn ít, các góc , mảng trang trí chưa mang tính mở; đồ dùng đồ chơi chủ
yếu là mua sẵn, nguyên vật liệu, học liệu chưa đa dạng phong phú; trẻ hoạt động
máy móc, rập khuôn, nhàm chán……Phụ huynh chưa quan tâm chưa nhận thức được tầm
quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng môi trường đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3- 5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực” làm đề tài sáng kiến cho năm học này.
Sở dĩ tôi lựa chọn đề tài này là muốn chia sẽ với bạn bè, đồng nhiệp những kinh nghiệm của mình về việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở cụm Khe Lương hoạt động tích cực.
Bên
cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự quan tâm của
các cấp, các ngành đối với giáo dục mầm non nói chung và trường Mầm non Vĩnh
Khê nói riêng.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống