Skkn một số biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

 


1.   Lý do chon đề tài:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người.

Được đi học, được đến trường, đó là một trong những quyền của trẻ em được hưởng. Những gì trẻ học được trong những năm tháng tuổi thơ sẻ tạo một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng của giáo dục mầm non và để giúp hình thành, phát triển toàn diện về mọi mặt thì trách nhiệm giáo dục trẻ không chỉ có nhà trường mà đồng thời phải có sự tham gia của gia đình trẻ.

Điều 93 luật giáo dục 2005 cũng đã nêu rõ nhà trường phải có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục; điều này cho thấy ngành giáo dục đã xác định rõ và rất coi trọng vấn đề phối hợp giũa nhà trường với gia đình trong giáo dục ; Đây là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và của giáo viên chính vì vậy mà công tác phối hợp giũa nhà trường và gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nhà trường. kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần lớn vào vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.

Có thể nói sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là mối quan hệ hai chiều mật thiết, cùng chung một mục tiêu và phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển toàn diện. Việc phối hợp nhà trường với gia đình tạo nên sự liên kết giữa trường mầm non với cha mẹ trẻ  nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục và để tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục hình thành thói quen và phẩm chất tốt ở trẻ.

Trong thực tế hiện nay cho thấy trường nào có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn thì nơi đó mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình gắn bó thường xuyên có sự kết hợp chặt chẻ thống nhất trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn.

Xác định được tầm quan trọng cũng như vị trí, vai trò, và những tồn tại hạn chế của công tác kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì vậy tôi chon đề tài “Một số biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị”. nhằm làm tốt hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ , tăng cường các mối quan hệ chặt chẻ giữa nhà trường và gia đình để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện  và chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, đưa chất lượng nhà trường ngày càng phát triển.

       2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu nội dung và biện pháp, chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non trong năm học tạitrường mầm non Tuổi Thơ.

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận (Tìm đọc sách và tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu); phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp trò chuyện; phương pháp thống kê. 

       3. Mục đích của sáng kiến:

Giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nhiệm vụ của mình để chỉ đạo và thực hiện công tác phối hợp một cách linh hoạt, nhạy bén, đạt kết quả. Sau khi vân dụng đề tài công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đìnhchất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.

Đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn lực, vật lực, tài lực trong nhà trường và gia đình. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường Mầm non. 

       4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 

Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ mầm non sâu rộng tới các gia đình trẻ.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trườngtạo niềm tin tưởng của các bậc phụ huynh. 

Chỉ đạo công tác kết hợp giữa nhà trườngvà gia đình với đội ngũ cán bộ giáo viên. 

Link tải file word đầy đủ: Tải xuống
Mới hơn Cũ hơn