Giáo dục Mầm non là cấp học mở
đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng để đào tạo nên
những con người phát triển toàn diện. Trong giáo dục Mầm Non có nhiệm vụ xây
dựng cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trách
nhiệm nặng nề và cao cả ấy phụ thuộc vào sự chỉ đạo sát sao của cán bộ quản lý
và giáo viên mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của
trẻ, giúp trẻ có một cơ thể hoàn mỹ, giàu về tâm hồn, đẹp về ý tưởng.
Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trẻ em lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi
là giai đoạn phát triển nhanh,
mạnh mẽ về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải
nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cả cuộc đời, vì vậy
trẻ rất hiếu động và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống
hàng ngày, chính khả năng hiếu động, tính tự tin và tò mò trong khi
trẻ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn và
đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc trẻ bị tai nạn bất
cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng
hoặc không có phương pháp cũng dẫn
tới các sang chấn về tâm lý - gây ra các tai nạn về tinh thần đối
với trẻ. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ an toàn, phòng chống tai nạn
cho trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ
trong trường mầm non.
Trong những năm gần đây, tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ em rất
nhiều, tại lễ công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích tại Việt
Nam được tổ chức tại Hà Nội đã nêu rõ: “Tai nạn thương tích là một vấn đề sức
khỏe cộng đồng tại Việt Nam với tỉ lệ tử vong và thương tích cao so với các
bệnh lây nhiễm và không lây, trong đó, tai nạn giao thông đường bộ và đuối nước
là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cộng đồng Việt Nam”. Trong đó, “5
nguyên nhân tai nạn thương tích gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ em/vị thành
niên từ 0-19 tuổi là: tai nạn giao thông, ngã, động vật tấn công, vật sắc và
bỏng”. Chính vì vậy, việc phòng, chống tai nạn thương tích là một việc hết sức
cấp bách hiện nay, đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để
ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe
của trẻ em nước ta, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non, những chủ nhân tương lai
của đất nước.
Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong các cơ sở giáo dục trẻ ở
nước ta đặc biệt là trong các trường mầm
non hiện nay cũng thường xảy ra. Do cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu, số
lượng trẻ quá đông, trong khi đó, trẻ em lại rất hiếu động, tò mò, chưa có kinh
nghiệm nên rất dễ xảy ra các tai nạn như: ngã, chấn thương chảy máu, hóc sặc,
bỏng… Mặt khác, một số giáo viên mầm non chưa được tập huấn để xử lí những tình
huống cấp bách, chưa có kinh nghiệm, kĩ năng xử lí cấp cứu trẻ còn yếu dẫn đến
việc chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động phòng,
chống tai nạn thương tích trong trường đã thực hiện nhưng chưa thực sự sát sao
và chú trọng, chưa xác định rõ nội dung của công tác phòng, chống tai nạn
thương tích cho trẻ gồmg những hoạt động gì,...
Để ngăn chặn và phòng chống tai nạn thương tích – đảm bảo an toàn cho trẻ, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về tăng cường
công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, chỉ thị đã nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có
bạo lực”; tiếp tục triển khai sâu rộng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi
đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn
luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong
nhà trường
Nắm
vững tinh thần đó, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư Qui định về xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm
non, nêu rõ “Mục đích xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” là “để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm
sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tập thể CB, GV, NV Trường MN chúng
tôi luôn đặt công
tác phòng, chống tai nạn thương
tích cho trẻ lên hàng đầu, là một trong những yếu tố cấp bách và cực kỳ quan
trọng, góp phần chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách toàn diện, là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường.
Tuy nhiên do
trường được xây dựng đã lâu nên bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, một số hạng mục của
công trình hiện nay không đảm bảo như hệ thống điện nước, gạch nền nhà bị
phồng, gãy,... Bên cạnh đó, giáo viên trẻ nhiều, kinh nghiệm chăm sóc và có
kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ còn hạn chế, do đó không thể loại bỏ được các sự cố có thể xảy ra ngoài
ý muốn đối với trẻ trong thời gian trẻ ở trường bất kỳ
lúc nào.
Là một hiệu phó phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe
cho trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để đảm bảo an toàn
tuyệt đối, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, hài
hòa về Đức, Trí, Thể, Mỹ và Lao động? Bằng
tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, căn cứ vào tình
hình thực tế, qua thời gian học tập, nghiên cứu, đảm nhiệm
công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ, để đạt mục
đích nêu trên , tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp quản lý, chỉ
đạo nâng cao chất lượng công tác
đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống