Skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

 


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”

2. Lý do chọn đề tài.

a. Cơ sở lý luận:

Xuất phát từ mục têu chung của gáo dục mầm non hiện nay là  giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục hay giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.

Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra mà giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện. Môi trường giáo dục được thiết kế tốt là điều kiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho giáo viên và trẻ thực hiện hoạt động dạy và hoạt động học ở trường mầm non, cho phép trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động và càng độc lập hơn. Cũng từ đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là nhận thức về thế giới xung quanh qua hình ảnh trực quan.

Các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh: Trẻ lọt lòng mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Học tập với trẻ mầm non không phải cứ  là học “toán”, học “văn”…. học của trẻ mầm non rất đơn giản, học của trẻ mầm non là học để tiếp cận với nền văn minh của xã hội, học của trẻ mầm non: là học tên gọi của mọi người và đồ vật xung quanh; là học cách sử dụng đúng thiết bị đồ dùng hàng ngày; là học cách dùng, cách sử dụng thiết bị vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn ngủ sao cho đúng, phù hợp với kinh nghiệm của người lớn - dù chỉ là học cách mở vòi nước, tắt vòi nước; là học cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trên giá hoặc trong tủ một cách nhanh nhất, gọn gàng nhất; học của trẻ mầm non là "Tái tạo" thực tế cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ thông qua việc chơi các trò chơi vv.

* Môi trường giáo dục trong trường mầm non:

Là tổ hợp những điều kiện tự nhiên - xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường...) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác…). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trương vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt.

Với quan điểm của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này xin đề cập đến vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có: Môi trường vật chất và môi trường xã hội.

b. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến.

Giáo dục Mầm Non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sãn sàng đi học cho trẻ, cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và hòa nhập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. Trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân và gia đình, môi trường xung quanh...Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà cả hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng, Nghị quyết TW 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Do đó xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thuận tiện, gần gũi, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, tạo cho trẻ học mà chơi, chơi bằng học, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên.

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

Do đó mỗi người cán bộ quản lý, giáo viên cần ý thức và hiểu rằng việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ không đơn thuần do thực thi nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên mà quan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của xã hội, tự nhà trường nhận thấy cần thiết phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội

Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Với nhiệm vụ là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn  tôi chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình.

3. Mục đích của sáng kiến.

* Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:

“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giúp giáo viên hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Giúp giáo viên tận dụng ưu điểm của môi trường xung quanh trẻ vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ.

- Giúp giáo viên ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôn trọng sự khác biệt của trẻ, tích cực thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

* Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Song song với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm hiện nay  thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên. Tuy nhiên không phải giáo viên nào nào cũng thành công trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như mong muốn. Trên thực tế, việc trẻ hoạt động với môi trường xung quanh trẻ vẫn theo sự hướng dẫn chủ động của giáo viên làm trung tâm. Thực hiện và ứng dụng bản sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” sẽ mở ra một hướng đi mới cho giáo viên trong việc tạo môi trường học tập, vui chơi cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm.

Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.

Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động vui chơi trải nghiệm cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú môi trường giáo duc của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, giao tiếp ngôn ngữ tình cảm phát triển.

Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo, dục trẻ trong trường mầm non.

4. Đóng góp của bản sáng kiến kinh nghiệm.

Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non.

Giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ nhất là môi trường trong lớp, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các góc chơi của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát triẻn khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và tình cảm.

Tập thể giáo viên đã nhận thức được việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm  rất cần thiết trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục bậc học mầm non.

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động không mệt mỏi và hăng say khám phá, sáng tạo…kết quả các mặt giáo dục trẻ  được nâng lên rõ rệt.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Nghiên cứu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung  tâm trường mầm non.

....

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn