“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”
Câu ca
dao cổ khẳng định cái nét đẹp của người Hà Nội xưa và ngày nay vẫn con được giữ
gìn trân trọng. Tính cách thanh lịch của người Hà Nội thể hiện ở cách ứng xử
văn hoá mà cụ thể ở trong cách nói năng, ăn mặc, giao tiếp….
Tiếng
nói của người Hà Nội trước hết là ở chỗ phát âm đúng, từ ngữ chuẩn xác, có thể
làm mẫu mực cho cả nước. Người Hà Nội cũng biết sử dụng tiếng nói lưu loát, nhã
nhẵn, lịch sự, ấy là vì ngoài tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội cũng
biết tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì
tinh tuý nhất. Lời nói của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối
thoại. Họ không ưa cách nói cộc lốc.
Lời nói thanh lịch được người dân Hà Nội
tự rèn luyện mình, ông bà dạy dỗ cha mẹ, cha mẹ nhắc nhở con cái mà có. Nhưng hiện
nay do sự hội nhập của kinh tế thế giới, sự du nhập của văn hoá phương tây, nền
kinh tế theo cơ chế thị trường mở của đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống
kinh tế, chính trị của người dân Việt Nam, đặc biệt là cách sống của người Hà Nội. Hiện nay những tác động
của xã hội hiện đại ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em. Từ đời sống, nếp nghĩ, hành
vi…làm sao để học sinh tiếp cận với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được nột văn
húa truyền thống của cha ông để lại chúng ta phải dạy cho các thế hệ học trò
biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn từ những điều nhỏ nhất, như các cụ ngày xưa có
nói “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đã có nhiều gia đình mải mê làm kinh
tế mà bỏ quên những đứa con, những tế bào xã hội non nớt. Chúng luôn được nuông
chiều, được tự ý làm việc, thiếu sự quan tâm giáo dục nên dần bị tha hoá, làm mất đi nét đẹp truyền thống văn
hoá của người Tràng An.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nền kinh tế phát triển mạnh. Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ, văn minh. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi
dân tộc, của cộng đồng. Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm
sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
Thế giới trẻ thơ –
một thế giới đã từng là đề tài của biết bao cuốn sách, nguồn cảm xúc của bao
nhiêu tác giả. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ vàng ngọc để phát triển những năng
khiếu về văn hóa nghệ thuật của mỗi con người. Từ thực tế cũng như nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng
trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu
hơn. Trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và
những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con
người dần dần được định hình.
Như chúng ta đã biết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là
một phạm trù quan trọng trong nội dung giaó dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình
thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới của chủ nghĩa xã
hội . Trẻ khoẻ mạnh nhanh nhẹn phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng yêu
thương, quan tâm nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái
đẹp, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh hình thành một số
kỹ năng cơ bản như nhẹ nhàng, khéo léo. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống
không phải là vấn đề mới như trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm
nhưng làm thế nào để giáo dục mầm non có hiệu quả, đây chính là vấn
đề mà cô giáo và phụ huynh luôn quan tâm. Đặc biệt hơn đối với trẻ mầm non đặc
điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên, hay bắt chước cho nên việc giáo dục trẻ đòi
hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu, thực hiện thường xuyên như các cụ ta có câu:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây
Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả
các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống có tác động rất lớn đến sự
phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp
với cô giáo và bạn bè trong lớp. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một phần
quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân
cách cho trẻ đặc biệt là lứa tuổi mầm
non.
Vì vậy,
trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình
thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa:
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết
quan tâm, nhường nhịn giúp mọi người,
biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và
tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận
lỗi khi mình có lỗi.
Trong khi đó nội dung giáo dục chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non còn hạn chế, nặng về lý thuyết, thiếu bài tập
thực hành kỹ năng ứng sử giao tiếp…Trước vấn đề này sở GD - ĐT Hà Nội đã triển
khai kế hoạch đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống vào trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ngay ở lứa tuổi mầm non để
giúp trẻ có hành vi ứng xử, thái độ đúng mực đối với các mối liên quan trực
tiếp đến cuộc sống hàng ngày ở mức độ đơn giản, hình thành kỹ năng tự phục vụ
bản thân, biết ứng xử trong gia đình, ở trường, ở lớp và môi trường tự nhiên,
xã hội xung quanh. Với chương trình đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
hiện nay tôi nghĩ đây là một việc làm hết sức cần thiết, bới song song với việc
cung cấp kiến thức cho trẻ là việc hình thành ở trẻ tình cảm xã hội biết chia
sẻ yêu thương, có thái độ đúng mực, phù hợp, có hành vi thân thiện với môi
trường xung quanh trong hoàn cảnh khác nhau, giúp trẻ hiểu và thấm nhuần hơn lễ
giáo đạo đức than ban đầu. Đặc biệt trong năm học này toàn ngành đang hưởng ứng
cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ cũng là một nội dung quan trọng.
Nhưng
nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức,
cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có điều kiện về kinh tế nên
giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. Một số phụ huynh chưa
hiểu về tầm quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho con em mình ở tuổi
mầm non nên thường phó mặc cho giáo viên ở trường. Là giáo viên mầm non tôi thấy việc
giáo dục kỹ năng sống được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao đâu
đó vẫn còn những câu nói cụt , những hành vi thiếu văn minh. Vậy làm thế nào và
bằng cách nào để giáo dục kỹ năng sống mang lại hiệu quả . Đây là vấn đề cấp
bách của toàn xã hội không phải của riêng ai. Trăn trở với mục tiêu chung của
ngành giáo dục mầm non , vấn đề cấp
bách của toàn xã hội, là giáo viên mầm non tôi suy nghĩ và
nhận thấy rằng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiện nay đang là việc làm cần
thiết có vai trò to lớn trong giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn
cả nhiều cấp học khác.
Chính vì vậy,
năm học 2017-2018 tôi đã chọn cho mình
đề tài nghiên cứu. Đó là “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG