Skkn một số biện pháp phối hợp với phụ huynh để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6
I. PHẦN MỞ
ĐẦU
1. Lý do
chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay
Thế giới ngày mai”
Vâng đó chính là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội.
Trong việc xây dựng con người mới thì gia đình đóng vai trò hết sức to lớn gia đình vì nó là
nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mỗi con người. Mỗi
con người sinh ra ai cũng có gia đình, việc nuôi dạy con là công việc quan
trọng nhất của mỗi gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội, là một
xã hội thu nhỏ, gia đình có cấu trúc đa dạng về đời sống, là một tập thể
không thuần nhất, khác nhau về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Do đó việc
giáo dục mang tính phối hợp nhiều mặt,
phương pháp
giáo dục của gia đình là thuyết phục, giảng giải, lắng nghe và trao
đổi ý kiến. Gia
đình là cái nôi của xã hội, cái nôi đầu tiên giáo dục, nuôi dưỡng
nhân cách trẻ. Chăm sóc giáo dục trẻ là một quá trình liên tục và lâu dài,
diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Trẻ nhỏ chủ yếu sống trong sự đùm bọc yêu thương
của cha mẹ,
của những
người thân trong gia đình và trường Mầm non, đặc biệt là sự chăm
sóc giáo dục
tận tình của cô giáo Mầm non. Giáo dục gia đình có ưu thế hơn xã hội và
giáo dục nhà trường vì nó xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, có
khi không cần lời nói mà chỉ cần qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong
gia đình, gia đình là một tổ ấm đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ nhỏ phát
triển. Nhân cách của đứa trẻ phụ thuộc một phần vào nề nếp gia đình, giáo
dục phải được bắt đầu từ gia đình rồi mới đến nhà trường và xã hội. Gia
đình là cơ sở hết sức quan trọng cho sự hình thành nhân cách của mỗi con
người từ nhỏ đến khi trưởng thành và về sau.
Ở trường Mầm non việc phối kết hợp với phụ
huynh để chăm sóc giáo dục trẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi như chúng ta đã
biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt
trong suốt cuộc đời của mỗi con người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục
của gia đình, với gia đình mà nên. Đặc biệt giáo dục Mầm non tác động đến trẻ
trên nhiều lĩnh vực: Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách
toàn diện, nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ
nghĩa, quan điểm của chúng ta là giáo dục giữa trẻ với cuộc sống hiện đại và xã
hội người lớn.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ là một
trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học Mầm non. Cho đến
nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương
pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục
trẻ theo hướng Mầm Non, và với rất nhiều chuyên đề, nổi trội như chuyên đề:
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; chuyên đề: “Kỹ năng sống”… dù
có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có
nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình
và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ
không cao.
Vậy chúng ta phải phối hợp như thế
nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện,
nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng
là để trẻ phát triển mọi mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ”, giao tiếp ứng xử mới là điều
quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên
tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số
biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học.
Nhiệm
vụ của Giáo dục mầm non là chăm
sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi thành người chủ tương lai của đất nước, đó là một người
con người cường tráng về thể chất, phát triển
về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bởi vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực
kỳ quan trọng của sự nghiệp đào tạo con
người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường Mầm non phải nhằm đạt được mục tiêu:
Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường
Mầm non là nơi nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách khoa
học. Đội ngũ giáo viên Mầm non được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có
năng lực sư phạm, thực sự biết tổ chức và thu hút trẻ tích cực tham gia các hoạt
động bằng phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tối ưu cho
sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và trang bị những kiến thức cơ bản
nhất định, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.
Kết
hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ tạo ra môi trường thuận lợi và thống nhất về
nội dung, phương pháp, cách tổ chức
chăm sóc trẻ ở lớp cũng như ở nhà, tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Điểm
mới của đề tài.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn
giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được
xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện
đạt hiệu quả tốt. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình
có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp.
Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của
mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là đầu tiên và sớm nhất. Giáo
dục con cái trong gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là
trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ.
Giáo
dục nhà trường phối hợp với giáo dục gia đình là rất cần thiết nó giúp ta nâng
cao hiệu quả giáo dục con người, để góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành
học Mầm non.
Vì vậy việc kết hợp thống nhất giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội
đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Chính
vì thế mà bản thân tôi đã đề ra kế hoạch cần phải làm tốt công tác kết hợp giữa
gia đình và nhà trường, để phụ huynh nhận thức được việc chăm sóc - giáo dục trẻ
tại trường Mầm non cần có sự quan tâm hơn, nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một
số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG