Vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ em là vấn đề mà
cả xã hội quan tâm. Ngành học mầm non là mắt xích đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò cực kì quan trọng, kết hợp với gia
đình trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho việc
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới, người lao động làm
chủ tập thể.
Thời đại
mới đòi hỏi phải tạo ra những con người không chỉ có sức khoẻ, có tri thức,
năng động, sáng tạo mà còn phải có văn hoá, văn minh, lịch sự. Ngay từ thời kỳ
trẻ thơ cần cho trẻ trở thành người có văn hoá, văn minh, lịch sự. Thói quen vệ
sinh thân thể là một trong những biểu hiện và yêu cầu cần thiết của người có
văn hoá, văn minh mà người lớn cần hình thành cho trẻ ngay ở giai đoạn tuổi mầm
non. Đồng thời đây cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu của
giáo dục mầm non để chăm sóc - bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, nhằm nâng cao thể lực,
giúp trẻ có thể tham gia tốt tất cả các hoạt động khác như học tập, vui chơi
lao động góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Việc hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh và hành vi văn minh diễn
ra thuận lợi nhất là ở giai đoạn trẻ mẫu giáo. Vì trẻ mẫu giáo đã có sự phát
triển nhất định về thể chất (Cơ thể phát triển hoàn thiện hơn, các vận động
khéo léo hơn, đặc biệt là sự phát triển của vận động tinh). Sự phát triển trí
tuệ của trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ (Từ tư duy trực quan hành động sang tư duy
trực quan hình tượng sơ đồ), ngôn ngữ phát triển, các mối quan hệ ngày càng
phức tạp. Trẻ đã ý thức được một số hành động và việc làm của mình, phân biệt
được đúng - sai, tốt - xấu, nên - không nên. Đây là cơ sở và điều kiện quan
trọng để trẻ có ý thức và khả năng tự thực hiện việc vệ sinh thân thể cho bản
thân, từ đó mà tạo nên thói quen. Đồng thời giúp trẻ rèn luyện một số phẩm chất
đạo đức quan trọng, những hành vi văn minh. Từ đó nhằm hoàn thiện và phát triển
nhân cách cho trẻ.
Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ
sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là
việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó
là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được
các bệnh tật, tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hình
thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt.
Là
một giáo viên chủ nhiệm lớp (5 – 6) tuổi, hàng ngày được giao tiếp thường xuyên
với trẻ, trò chuyện chăm sóc và giáo dục trẻ,
tôi nhận thấy trẻ lớp tôi việc vệ sinh thân thể như đầu tóc, quần áo… chưa gọn
gàng, giờ ăn còn nói chuyện riêng, xúc cơm cơm vẫn còn để rơi vãi và chưa biết
nhặt cơm cho vào khay, vét cơm chưa sạch. Trong quá trình chơi chưa đoàn kết,
nói to, chạy lộn xộn, chơi xong chưa biết cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy
định. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế
nào để trẻ có các kỹ năng vệ sinh và hành vi văn minh tốt. Vì vậy tôi đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho
trẻ mẫu giáo (5 – 6) tuổi”
Mục đích nghiên cứu của đề tài này
nhằm nghiên cứu thực trạng việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh
cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu
nhất nhằm hình thành thói quen và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6)
tuổi, giúp trẻ tự tin, có kỹ năng tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo lớn A1.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các
phương pháp như sau:
Phương
pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các giáo trình như: Giáo dục giá trị sống
và kỹ năng sống cho trẻ mầm non; Quy chế mầm non; Giáo dục học Mầm non; Những điều cần
biết về sự phát triển trẻ thơ; Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo
dục trong trường mầm non theo chủ đề trẻ (5 - 6) tuổi; Giáo trình giáo dục môi
trường cho trẻ mầm non.
Và một số phương pháp khác như phương
pháp dùng lời, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp đàm thoại,
phương pháp thực hành.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG