Lý do lý luận:
Tiếng Việt là một môn học hết sức quan
trọng đối với tất cả các bậc học của nước ta hiện nay. Với học sinh là người
dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt
quan tâm. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn
học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt
(vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao
tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn
học của học sinh.
Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống
cộng đồng và đời sống mỗi con người; đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số
(HSDTTS) thì việc nghe, nói, đọc, viết và hiểu được tiếng Việt là một điều rất
khó khăn. Với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang được thực hiện
trên toàn quốc, toàn thể học sinh trên mọi vùng miền cùng được học chung một bộ
sách giáo khoa. Kết thúc khóa học mỗi học sinh đều phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng mà BGD&ĐT đã
ban hành. Nói riêng về môn Tiếng Việt, chương trình dạy học đang áp dụng ở
trường tiểu học hiện nay được xây dựng
trên nguyên tắc dạy tiếng Việt cho người học tiếng mẹ đẻ (Tiếng phổ thông). Để có kỹ năng học theo phương pháp học tập
mới, làm việc hợp tác,… trước hết các em cần có vốn ngôn ngữ. Vì vậy hơn bao
giờ hết chúng ta cần nâng cao chất lượng học tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số góp phần quan trọng nhằm nâng cao dân trí, góp phần ổn định
cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa
học sinh dân tộc thiểu số với học sinh người Kinh.
Khi đến trường, học
sinh người Kinh đã có vốn tiếng
Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh, còn học sinh dân tộc thiểu số thì
khác, trước khi đi học các em mới chỉ
nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng
Việt của các em rất nghèo nàn có thể nói là rất ít. Với học sinh có một chút ít
vốn tiếng Việt thì lại chưa chuẩn xác trong cách phát âm và sử dụng. Khi bắt
đầu vào học lớp 1, các em mới bắt đầu học tiếng Việt
và giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Việt do đó việc dạy tăng cường tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết.
Lý
do thực tiễn: Thực tiễn
cho thấy do điều kiện kinh tế của phần đa dân tộc thiểu số rất khó khăn vì thế các bậc phụ huynh thường
ít quan tâm đến việc học hành của con. Trẻ em thường phải nghỉ học để phụ giúp
gia đình công việc nương rãy, trông em hoặc chăn bò, dê; tỷ lệ đi học chuyên
cần của học sinh không cao vì thế phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của
các em.
Do sự chi phối của nhiều
yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng học tiếng Việt của học
sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít
nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục
tiểu học. Ở vùng đặc biệt khó khăn, dân cư 100% là đồng bào dân tộc thiểu số
(DTTS), việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trò, làm ảnh hưởng đến giao tiếp giữa
cô và trò.
Học
sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù riêng về hoàn cảnh sống và tư duy suy
nghĩ. Làm thế nào để chất lượng
dạy và học được nâng cao? Làm thế nào để đào tạo ra những con người
có tri thức, có nhân cách, những người có đủ “đức, trí, thể, mĩ”? Đó vẫn còn là một câu hỏi, khó có lời
giải trọn vẹn.
Là một cán bộ quản lý
giáo dục của nhà trường, trong quá trình giảng dạy và công tác, bản thân tôi
thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm giải
pháp để cùng tập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng
bước tháo gỡ khó khăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp
dụng vào thực tế nhà trường, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên do sự chi
phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, những năm vừa qua chất lượng
của học sinh dân tộc thiểu số còn thấp kéo
theo chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy kết thúc mỗi năm học,
tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học vẫn còn, ảnh hưởng đến công
tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Với tầm quan trọng và cần thiết của
việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học
sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng nên tôi đã mạnh
dạn chọn và nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt
cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học". Với mong muốn được góp phần nhỏ cùng
tập thể giáo dục nhà trường và nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải
pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường
tiểu học.
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các biện
pháp chỉ đạo việc dạy và học, công tác phối hợp cùng với cộng đồng cùng tham
gia tăng cường và học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu thực trạng
khả năng sử dụng tiếng Việt, những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
đó.
Nghiên cứu, đưa ra
một số phương pháp, hình thức tổ chức tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng
dạy - học.
Hỗ trợ cho giáo
viên trong công tác
tăng cường tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG