I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục đào tạo Việt
Nam đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính chất quyết định,
giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông theo nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Nghị
quyết 40 của Quốc hội: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề
nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.”
Chính vì vậy mục tiêu
phát triển toàn diện nhân cách con người cần được triển khai một cách triệt để trong
nhà trường. Con người phát triển toàn diện về nhân cách là sự kết hợp hài hòa của phẩm chất và năng lực (cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức). Sự
phát triển nhân cách của con người chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội,
nghĩa là các mối quan hệ xã hội quy định bản chất con người. Nói khác đi quan
hệ xã hội quy định nội dung, cấu trúc cũng như con đường hình thành nhân cách
của con người. Trong xu thế phát triển hiện nay con người càng phải hoàn thiện,
một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà còn phải có cả đức.
Nhân
cách của con ngươi muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu ngay từ khi
mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn
ngồi trên ghế nhà trường .Có thể nói việc xây dựng, hình thành và phát triển các phẩm chất đạo
đức và tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết, đây cũng là một trong những nhiệm
vụ mà nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung phải thực hiện.Giáo dục đạo
đức mà đặc biệt là giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
Học sinh tiểu học là
những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đang hình thành và phát triển
các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn
định mà đang được hình thành
và củng cố. Do đó việc giáo dục cho học sinh tiểu học một nếp sống tốt – nếp
sống thanh lịch văn minh để giúp các em trở thành những con người có đạo
đức, lối sống tốt, lành mạnh là một việc làm hết sức cần thiết. Chính những kết quả
này sẽ là nền tảng giúp các em phát triển nhân cách sau này.
Môn đạo đức là môn học
có thế mạnh trong việc tích hợp và lồng ghép với giáo dục nếp sống thanh lịch –
văn minh, đây là nội dung môn học chiếm ưu thế giúp các nhà giáo dục có thể tích hợp
một cách hoàn toàn, hoặc từng phần nội
dung môn học với nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh.
Hiểu được tầm quan
trọng cũng như những lợi thế đó, năm học
2014 -2015 tôi mạnh dạn nghiên cứu : “ Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua
môn đạo đức cho học sinh lớp 3 ”.Cùng với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người .
II.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm được các biện pháp
giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh cho học sinh lớp 3 có hiệu quả, hỗ trợ
cho sự phát triển toàn diện về nhân cách của mỗi học sinh. Góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của trường tiểu học nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả.
III.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng
nghiên cứu:
Giáo dục nếp sống
thanh lịch –văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu
học.
2. Đối tượng
khảo sát:
Toàn bộ giáo viên khối
3 và học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.
- Phụ huynh học sinh
trường
Tiểu học.
3. Đối tượng
thực nghiệm:
- Học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.
- Giáo viên khối 3 trường Tiểu học.
4. Phạm vi
nghiên cứu:
- Giáo dục nếp sống
thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Bộ tài liệu Giáo dục
nếp sống thanh lịch văn minh.
- Trong năm học 2014 –
2015, 2015 - 2016.
IV.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận,
cơ sở thực tiễn về giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức
cho học sinh lớp 3.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục nếp
sống thanh lịch văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3.
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất
các giải pháp và tổ chức thực hiện giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh thông
qua môn đạo đức cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học.
V. PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, tìm hiểu thực tế:
+ Tìm hiểu thực trạng
giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh
cho học sinh lớp 3 , tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện giáo dục
nếp sống TLVM cho học sinh lớp 3 ở
trường tiểu học.
+ Quan sát tìm hiểu
học sinh thông qua các giờ học môn đạo đức (hành động, lời nói, nét mặt, cử
chỉ….). Trực tiếp trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh trong khối để
tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh tích hợp
trong môn đạo đức.
- Phương pháp
nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan:
+ Luật Giáo dục
+ Tài liệu giáo nếp
sống thanh lịch văn minh cho học sinh lớp 3.
+ Sách giáo viên, sách
giáo khoa đạo đức lớp 3.
- Phương pháp
thống kê, phân loại: Tôi dùng biện
pháp này để xử lý kết quả nghiên cứu phân loại đối tượng học sinh, để phân loại
các nhóm biện pháp.
- Phương pháp kiểm
tra, đánh giá: Phương pháp này áp
dụng sau khi dạy thực nghiệm. Sau các bài dạy của mình,
tôi có phiếu kiểm tra, đánh giá chất lượng bài dạy và mức độ hiểu bài của học
sinh. Căn cứ vào đó tôi đưa ra những kết luận cho đề tài nghiên cứu.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG