I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy học là một hoạt động đặc thù, được tiến hành theo một phương pháp đặc
thù, đó là nhà trường. Thông qua hoạt động đặc thù này mà người học có thể tiếp
thu được những tri thức khoa học và phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách
của mình.
Qua các thời đại, các giai đoạn phát triển của giáo dục, học sinh Tiểu
học của ta vẫn là những trẻ em từ 6 đến 11 tuổi nhưng có sự khác biệt về sự
phát triển thể lực và tâm lí, nghĩa là trẻ em ở mỗi thời mỗi khác, học sinh
tiểu học ở mỗi thời mỗi khác. Dù sao trẻ em vẫn là trẻ em, trẻ em ở lứa tuổi
học sinh tiểu học của chúng ta hiện nay có những đặc điểm mà mỗi giáo viên, mỗi
người làm công tác giáo dục cần hiểu và tôn trọng thì mới có thể làm tốt công
việc của mình. Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên.
Trong mỗi học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển. Mỗi học sinh tiểu
học là một nhân cách đang hình thành. Trong quan niệm của Hồ Chủ Tịch: mục đích
của nhà trường mới, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng”
vừa “Chuyên” vì vậy việc giáo
dục trong nhà trường, theo Người cần phải đảm bảo phát triển toàn diện nhân
cách học sinh.
Một trong những
hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết
đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Ngay từ những ngày
đầu đến trường các em đã làm quen với số và toán.
Trong cuộc sống hiện tại ở đâu cũng gặp toán học. Toán
học xảy ra hiện thực hoặc tiềm ẩn dưới mọi hình thức, đều xâm nhập vào cuộc
sống con người. Với trẻ em, toán học đóng một vị trí rất quan trọng vì nó hình
thành và phát triển những cơ sở ban đầu của kiến thức và nhân cách con người
Việt Nam.
Bậc học tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc
đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách ở học sinh, là bước ngoặt trong đời
sống của trẻ. Đó là cánh cửa mở đầu cho cả quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ
em. Ở bậc học này, các em được học nhiều môn học trong đó môn toán chiếm một vị
trí quan trọng giữ vai trò then chốt giúp các em chiếm lĩnh kiến thức, là công
cụ giúp các em học tập và giao tiếp.
Trong quá trình dạy học toán học, rèn cho học sinh tư
duy suy luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập sáng tạo, đóng
góp vào việc hình thành phẩm chất cần thiết của con người lao động: cần cù, cẩn
thận, sáng tạo…
Quá trình dạy học toán học trong chương trình tiểu học
được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn các lớp 1,2,3 và giai đoạn các lớp 4
và 5. Giai đoạn các lớp 1,2,3 là giai đoạn học tập cơ bản vì giai đoạn này học
sinh được chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất. Giai đoạn lớp 4,5 có
thể coi là giai đoạn học tập sâu, học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng cơ
bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu và khái quát hơn. Một trong những đổi mới
trong dạy học toán ở giai đoạn này là không quá nhấn mạnh lý thuyết như trước
mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giảm nội dung lý thuyết, tăng hoạt động thực
hành, vận dụng tăng tính thực tế trong nội dung, đặc biệt là phát huy năng lực
làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với
sự hỗ trợ có mức độ của thiết bị dạy học.
-
Định hướng chung
về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung
và
môn toán lớp 5 nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt
động học tập tích cực, chủ dộng sáng tạo của học sinh.
Thật vậy ! Trong 24 năm qua kể từ khi bước
chân vào nghề dạy học, năm nào tôi cũng được nhà trường phân công giảng dạy và
chủ nhiệm một lớp. Các em học sinh là người bạn gần gũi thân thiết với tôi. Hòa
mình trong thế giới hồn nhiên vô tư của tuổi thơ,tôi tự nghĩ nghề dạy học cũng
như nghề trồng hoa – ươm hạt giống để cho đời
muôn vạn cánh hoa tươi. Dù có những khó khăn phức tạp song nó tạo ra
những đóa hoa giúp ích cho đời – cho Đảng – cho dân – cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Do đó việc “ Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn
thẳng trong giải toán có lời văn” là một trong những vấn đề cần đặt ra
trong quá trình làm công tác trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp, góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình dạy học tôi thấy dù bài toán ở dạng nào, phức tạp đến đâu
thì dùng sơ đồ đoạn thẳng cũng sẽ có lời giải đơn giản, giúp học sinh tiếp thu
bài một cách chủ động, học sinh dễ hiểu bài và còn giúp học sinh ham học hơn.
Điều quan trọng của quá trình dạy học thì người thầy phải biết sử dụng sơ
đồ đoạn thẳng như thế nào khi trình bày bài toán để học sinh dễ hiểu thì đó là
một “Thủ thuật” đòi hỏi người thầy
phải biết cách sử dụng các đoạn thẳng và dẫn dắt học sinh cũng phải biết sử
dụng các đoạn thẳng để trình bày nội dung bài toán dù là dạy toán đơn giản hay
là dạy toán phức tạp.
Muốn cả thầy và trò cùng đạt được yêu cầu đó
trước hết người dạy phải giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các đoạn thẳng khi ta
sử dụng để làm sơ đồ biểu diễn sự tương quan các đại lượng của bài toán trên
các đoạn thẳng đó.
...
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống