1. Lý
do chọn đề tài:
Ngày nay với sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của hội nghị lần thứ
VIII, ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW). Sự đổi
mới của giáo dục hiện nay đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải luôn đổi mới trong
cách dạy và phương pháp để có thể bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ
phát triển. Thay vào việc cô là chủ của kiến thức và giảng giải truyền đạt lại
cho học sinh lĩnh hội trước kia thì hiện nay với sự đổi mới của giáo dục đã “Lấy
người học làm trung tâm”, học sinh phải là chủ kiến thức và cô chỉ là người
giải đáp những thắc mắc của học sinh khi học sinh chưa trả lời được.
Chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn và cấp bách.Với tốc
độ phát triển kinh tế hội nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ, đòi hỏi có sự thay đổi
nhanh chóng nhiều mặt của xã hội để thích ứng với quá trình đó. Một trong những
đòi hỏi đó là đào tạo những con người có đủ năng lực tham gia vào cải tiến xã
hội.
Để đào tạo ra những con người có đủ năng lực thì không thể thiếu
được sự góp mặt của giáo dục vì giáo dục là chìa khóa của sự thành công trong
tương lai.
Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất chính là người giáo viên. Qua nhiều năm
nghiên cứu tôi thấy giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào
bài dạy, đặc biệt là làm giáo án điện tử E-learning, khi thiết kế bài giảng
diện tử giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng và còn ngại tiếp xúc với cái mới vẫn
quen dạy theo lối truyền thống. Hiện nay với nhiều phần mền ứng
dụng để soạn bài giảng E-learning đã giúp học sinh trải nghiệm và tiếp thu
bài học tốt hơn và đã đưa những hình ảnh tưởng chừng như xa lạ đối với học sinh
nhưng lại rất gần gũi với các em và cô giáo chính là cầu nối giúp học sinh đến
gần với tri thức hơn, để học sinh ham học, hiểu bài nhanh và thích tìm tòi khám
phá về thế giới quan bên ngoài.
Trong quá trình thực tế và nghiên cứu tài liệu, bản than tôi đã
rút ra được một số cách làm nhanh nhất và dễ hiểu nhất để giúp giáo viên có thể
tiếp cận Elearning một cách nhanh chóng và hiệu quả.Vì vậy tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài “Cách thiết kế bài giảng E-learning để sử dụng
trong giảng dạy môn Sinh học” .
2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài.
2.1. Thuận lợi
Sinh
học là bộ môn tạo ra sự kích thích trí tò mò, kích thích hứng thú học tập của
học sinh. Đặc biệt ở bộ môn này rất dễ thiết kế bài giảng E-learning. Vì thế,
đây là thuận lơị rất tích cực trong việc thực hiện đề tài này.
Với
phương pháp dạy học mới của Bộ giáo dục - Đào tạo đã trang bị cho các trường
nhiều thiết bị công nghệ thông tin. Vì vậy, giáo viên phải tận dụng các trang
thiết bị đó. Tôi đã thiết kế bài giảng E-learning để giảm bớt việc giáo viên
phải trình bày nhiều, làm cho bài giảng sẽ sinh động hơn, gây nhiều hứng thú
cho học sinh.
2.2. Khó khăn
Về phía giáo viên với phương pháp giảng
dạy như hiện nay cũng còn gặp không ít
khó khăn cần phải khắc phục: Phần lớn các giáo viên lớn tuổi thì kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin, thu phát âm thanh còn chưa thành thạo.
2.3. Số liệu thống kê
Được
giảng dạy bộ môn Sinh học từ năm 2013 đến nay, tôi thấy việc thực hiện bài
giảng E-learning chưa được thường xuyên. Khi áp dụng thử bài giảng thì tôi thấy
học sinh có hứng thú hơn.
-
Khoảng 35% học sinh hào hứng và có kỹ năng thuyết trình trên powerpoint.
- Số
học sinh còn lại trong tiết học các em rất thụ động, không có hứng thú học tập
dẫn tới kết quả kiểm tra chưa cao.
Trong một lớp,
không phải tất cả các học sinh đều chăm ngoan và tự tin nên làm cho tỉ lệ học
sinh có khả năng thuyết trình thấp. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải cải
thiện nhanh chóng để giúp tất cả các học sinh có thể chau dồi kĩ năng thuyết
trình trên lớp.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG