PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục
cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang
được đẩy mạnh. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công
tác giáo dục đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc hình thành nhân cách
trong công tác giáo dục hiện nay. Giáo dục trong nhà trường luôn là vấn đề cần
được quan tâm thì việc rèn kĩ năng sống cho học sinh cũng không kém quan trọng.
Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó việc rèn kĩ năng sống chiếm một
vị trí quan trọng. Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ trang bị tri thức, hành vi cho
trẻ. Đồng thời nó định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện hành vi và thói
quen ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩ
năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện.
Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phức
tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn
diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ
rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với
nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện tượng lệch lạc về
nhân cách.
Kĩ năng sống là một trong những khái
niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng
sống.Theo bản thân, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng
ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc
sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự
nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà
có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội
và nhóm kĩ năng quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và
cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một
tầm rất quan trọng.
Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp
cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa
cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ
nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ
năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu
tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn
mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu
học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan
tâm.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo
chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học
thân thiện - học sinh tích cực.” Trên tinh thần đó, bản thân nhận thấy rằng:
chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường
trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài
xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn
cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh
tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các
em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này.
Thực trạng hiện nay, việc rèn kĩ năng
sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế.Việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ
huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm
tính tốt…
Về phía học sinh, các em hay “nói trước
quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế, với
học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động các em có nhu cầu
hỏi đáp, không muốn bị áp đặt. Mặt khác, các em một mực rất tin vào lời nói của
thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ đọc cứ chép và quá trình ấy cứ lặp
đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm
đến việc dạy rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây
là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép
vào các hoạt động ngoại khóa giáo viên còn mơ hồ về việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người
giáo viên tương lai, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở với câu hỏi: Làm thế
nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận
dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc
luận giải những vấn đề nói trên, tôi quyết định chọn đề tài: “
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học của giáo viên chủ nhiệm lớp 3”.
Vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng
tôi mà rất nhiều thầy cô khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của
mình có những kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những con người
tốt, có ích cho xã hội. Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội hết sức
quan tâm.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh nói chung
Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản
thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của
bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành
pháp luật…
Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng
với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc,
đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần
thiết làm hành trang bước vào đời.
III/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu trong quá trình
học tập của các em học sinh lớp 3C (34 học sinh, 18 nữ, 16 nam).
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thực trạng kỹ năng sống của học sinh
lớp 3 và một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng sống
cho học sinh.
V/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Thực trạng kỹ năng sống của học sinh
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy nếu ta tìm hiểu được thực trạng kỹ năng
sống của học sinh Tiểu học, từ đó tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố dẫn đến thực
trạng kỹ năng sống của học sinh và nguyên nhân một số em thiếu kỹ năng sống .
Trên cơ sở đó tìm hiểu các giải pháp giúp các em có kỹ năng sống tốt hơn, từ đó
các em sẽ hoàn thiện mình hơn.
VI/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu những cơ cở lí luận, thực trạng,
những thận lợi và khó khăn của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3.
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn
đến học sinh thiếu kĩ năng sống.
Đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống
cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm
sau khi áp dụng đề tài.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG