PHẦN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.
Lý do chọn
đề tài.
Từ ngàn đời nay, Biển Đông cùng với các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của mọi người
dân đất Việt. Quyết tâm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đã thôi thúc nhân
dân Việt Nam đoàn kết hơn, chung sức, đồng lòng vì biển đảo thân yêu.
Việt Nam là đất nước trải qua nhiều thăng trầm, đau thương và mất
mát. Có đi dọc những nghĩa trang liệt sỹ ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả
nước; có gặp, nói chuyện với những người đã gửi một phần tuổi trẻ, thanh xuân
cho đất nước; có tận mắt nhìn những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da
cam..., thì mới thấm thía giá trị của hòa bình, mới quý trọng vô cùng máu xương
của cha anh đã dâng hiến cho Tổ quốc.
Thế hệ trẻ hôm nay chưa đi
qua cuộc chiến, sẽ chưa hiểu hết sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng chúng ta
có thể thấy ở những quốc gia đang hàng ngày phải hứng chịu bom rơi đạn nổ, có
thể gặp các thế hệ đi trước, để biết rằng, không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Đại thắng mùa xuân 1975 trở thành dấu son chói lọi đối với dân tộc và mỗi người
con quê hương đất Việt. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn quyết tâm bảo vệ
chủ quyền, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Với biển đảo quê hương, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán được xác lập tại Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc
tế. Trải qua nhiều mất mát, đau thương nên Việt Nam luôn thực tâm mong mỏi và
quyết tâm gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông. Song, Việt Nam
cũng bằng mọi biện pháp để luôn mạnh mẽ đấu tranh không khoan nhượng trước hành
vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình đã
được công nhận theo luật pháp quốc tế.
Trong bối cảnh
các thế lực thù địch, phản động chưa từ bỏ
âm mưu, thủ đoạn diễn biến
hòa bình, can thiệp
vào công
việc
nội
bộ,
gây mất
ổn định
chính trị -
xã hội,
xâm phạm chủ
quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biển đảo
của nước ta thì bảo vệ
chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là một
nhiệm
vụ đặc
biệt
quan trọng
trong Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thế kỉ XXI bởi
cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, tài nguyên thiên nhiên,
nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền sẽ bị cạn kiệt sau vài ba
thập kỉ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn
ra biển, xây dựng chiến lược biển nên các nhà chiến lược xem thế kỉ XXI là “thế kỉ đại dương”. Việt Nam là một quốc gia có biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng
tiềm năng kinh tế to lớn mà còn là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc
tế; Biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược
quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Môn lịch sử với chức năng giáo dục
của mình đã “...góp phần hình thành thế
giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc,
cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng đắn
trong đời sống xã hội”. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng,
việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, những phẩm chất cao
quý và những bài học lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và môn lịch sử ở nhà trường phổ thông đã góp
phần quan trọng trong chiến lược chung của quốc gia về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
cho học sinh – những người
làm
chủ tương lai của
đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên,
tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức về chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường
THPT” (chương trình chuẩn) làm đề tài cho sáng
kiến kinh nghiệm của mình, với mong muốn góp phần giáo dục truyền thống yêu
nước, tinh thần dân tộc và khơi dậy trong các em, ý thức đóng góp sức mình vào
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc trong đó có chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
2. Điểm mới,
đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú về mặt lí luận dạy học, khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh Trung
học Phổ thông trong dạy học lịch sử.
Đồng thời, đề tài đề xuất những phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử Việt Nam cho học sinh nhằm giáo dục ý
thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
hiệu quả, nâng cao
chất
lượng bộ môn.
Đề tài giúp tôi
trong quá trình dạy học thực tiễn, ngoài ra đề tài là tài tiệu tham khảo đối với các đồng nghiệp, đặc biệt đối với
giáo viên dạy môn lịch sử ở các trường Trung học Phổ thông cũng như những ai
quan tâm tâm và vận dụng nội dung kiến thức về vấn đề chủ
quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT vào quá trình dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong dạy học bộ môn Lịch sử
ở trường THPT trong cả nước. Đề
tài còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và tiến tới thay đổi SGK,
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tới.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG