PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trước tình hình phát triển như vũ
bão của các ngành công nghiệp, du lịch…trên toàn thế giới cũng như thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa trong nước, để bắt kịp với xu thế chung của thế giới chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa nguồn nhân lực và trí lực trong nước.Nguồn nhân lực và trí lực của nước
ta trong giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của tất cả các ngành công
nghiệp trong nước, có nhiều ngành nghề ta còn phải phụ thuộc vào nhân lực của đối
tác nước ngoài. Vậy, để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết đó bắt buộc người lao động
cần phải được đào tạo bài bản không chỉ trên sách vở mà còn ở trong thực tế.
Muốn làm được điều đó, ngay khi
đang được ngồi học trên ghế nhà trường học sinh cần phải được các thầy cô giáo
dạy để biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Như ta biết, Hóa học là một môn
khoa học thực nghiệm, muốn hiểu rõ, hiểu sâu bản chất của bộ môn bắt buộc người
học cần phải có tính kiên trì, chịu khó và đặc biệt là thường xuyên được làm
thí nghiệm.
Hóa học còn là một môn khoa học rất
gần gũi với cuộc sống của con người, có nhiều ứng dụng trong đời sống cũng như
trong sản xuất. Để học sinh có hứng thú và niềm đam mê với môn học bản thân tôi
thiết nghĩ, mỗi người giáo viên cần thường xuyên lồng ghép các hiện tượng thực
tế có liên quan đến môn học xảy ra xung quanh ta nhằm giúp học sinh hiểu kiến
thức, biết các ứng dụng của từng chất trong cuộc sống hằng ngày. Có như vậy mới
khơi dậy niềm đam mê và hứng thú của các em với môn học. Khi các em có được niềm
đam mê và hứng thú với môn học thì chắc chắn các em sẽ đạt kết quả học tập cao!
Qua gần 7 năm giảng dạy bộ môn Hóa
học tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi, bản thân tôi luôn đổi mới phương
pháp dạy học để các em học sinh luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học
tập của mình. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên hướng dẫn các em tìm tòi, khám
phá về ứng dụng của Hóa học xung quanh ta, cũng như thường xuyên phối hợp với
các thầy cô giáo chủ nhiệm, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, nhà trường tạo điều
kiện để các em được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế. Từ
đó tôi đúc kết những kinh nghiệm mình có được để thực hiện đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh biết được ứng dụng của
môn Hóa học 9 vào thực tiễn.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc hướng
dẫn học sinh biết được ứng dụng của môn Hóa học 9 vào thực tiễn được áp dụng cho đối
tượng là học sinh lớp 9 của trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi nhằm giúp học sinh hiểu rõ được việc áp
dụng kiến thức Hóa học 9 vào thực tiễn, giải thích được các hiện tượng trong tự
nhiên từ kiến thức đã được học.
Ngoài ra, học sinh biết vận dụng kiến
thức đã được lĩnh hội để thực hành, trải nghiệm và bước đầu biết tạo ra những sản
phẩm áp dụng trong đời sống, sản xuất.
Thông qua đó sẽ kích thích niềm
đam mê và hứng thú học tập của các em, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Đối
với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên
ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học
có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn
đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học
sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép giải thích các hiện tượng
hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn
Hóa học rất gần gũi với các em.
Trong
quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn
của giáo viên học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy
trình sau:
Thu
thập thông tin: thông qua việc tự làm thí
nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo
viên biểu diễn, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem tranh ảnh,
ôn lại những kiến thức đã học, học sinh sẽ thu được những thông tin cần thiết về các hiện tượng hóa học cần học.
Xử
lí thông tin: thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn
cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết.
Vận
dụng: dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực tiễn để
hiểu sâu bài hơn.
II. Thực trạng
của vấn đề
Ngày
nay, cách nhìn nhận về học vấn của một số cha mẹ học sinh và học sinh vẫn còn lạc
hậu. Nhiều cha mẹ học sinh có suy nghĩ rằng quan tâm đến việc học của con là chỉ
cần con làm tốt các bài tập, mua nhiều sách về để con ôn luyện hay tìm các thầy
cô giỏi để dạy con giải bài tập đã là đủ. Tuy nhiên, ông cha ta đã từng nói “học
đi đôi với hành”. Thật vậy, nguồn kiến thức là vô tận, học sinh không thể lĩnh
hội kiến thức một cách cứng nhắc như một cái máy mà cần phải tạo điều kiện cho
các em biết áp dụng kiến thức vào thực tế hay chí ít cũng là biết kiến thức
mình được học đã được vận dụng vào thực tế như thế nào và kết quả ra sao.
...
LInk tải file word đầy đủ: Tải xuống