Skkn một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần (thpt)

 PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động (ngày 09 tháng 6 năm 2019), trong đó hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Vấn đề rác thải nhựa đại dương nói chung và chất thải nhựa khó phân hủy là vấn nạn môi trường không chỉ của Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Ước tính khoảng 500 – 1.000 tỷ túi nhựa (túi nilon) đang được tiêu thụ trên toàn thế giới, hơn một triệu túi mỗi phút và hàng tỷ túi trở thành rác thải.

Hơn 8 triệu tấn nhựa được đổ vào đại dương mỗi năm và khoảng một nửa trong số 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm chỉ dành cho mục đích sử dụng một lần. Nhựa dùng một lần bao gồm bao bì nhựa, túi nhựa mỏng, chai nhựa nhỏ, ống hút nhựa và cốc nhựa  nay đã trở thành hiểm họa cho môi trường sống, tạo nên “Ô nhiễm trắng” hiện tại.

Giải quyết vấn đề ô nhiễm từ rác thải nhựa quả là không đơn giản nhưng vẫn phải làm. Thực tế, với vị trí nhóm đầu bảng thủ phạm gây ô nhiễm rác nhựa đại dương thì chắc chắn thành tích về sản xuất, tiêu dùng đồ nhựa ở Việt Nam không phải loại vừa với năng lực hơn 5 triệu tấn/năm (dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới) và việc xả thải bừa bãi lượng nhựa tiêu thụ lớn khủng khiếp như vậy đã làm ô nhiễm tràn lan rác thải nhựa ở mức cực kỳ nghiêm trọng trên cả nước với hiểm họa ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. Trước mắt chúng ta đang làm mọi cách để thu hồi để xử lý hợp lý không để cho nó vùi vào đất hoặc trôi ra biển, chúng ta cũng không thể xử lý bằng cách đốt bỏ nó, bởi vì chúng sẽ tạo ra khí thải làm ô nhiễm không khí với chất độc CO, CO2, dioxin và furan…

Đối với các trường học, cơ quan hiện nay, việc sử dụng rác thải nhựa chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các chương trình hành động cụ thể.  Các cơ quan, trường học chỉ tập trung vào nhiệm vụ của mình mà quên mất rằng việc xả rác ra môi trường bằng cách này hay cách khác thì cũng đang gián tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay. Số lượng rác thải từ các nhà trường rất lớn và để giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải giải quyết từ những việc nhỏ trước đó chính là giáo dục ý thức con người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường là cực kì quan trọng, ngay khi các em ra trường chính các em lại là các tuyên truyền viên lan tỏa đến tất cả mọi người để chung tay bảo vệ môi trường. Từ thực tiễn và thực trạng trong việc đảm bảo vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần thời gian qua, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục đoàn viên thanh niên về vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần”.

2. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các giải pháp để giáo dục cho đoàn viên thanh niên trong các trường THPT hạn chế và tiến tới chấm dứt việc sử dụng rác thải nhựa sử dụng một lần.

3. Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu các vấn đề vệ sinh trường học và các giải pháp để không sử dụng rác thải nhựa sử dụng một lần trong trường THPT.

4. Mục đích nghiên cứu

Giáo dục cho học sinh hiểu rõ tác hại của rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa sử dụng một lần để từ đó giúp các em tự giác hạn chế sử dụng rác thải nhựa và dần dần nói không với rác thải nhựa.

Thông qua đề tài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phù hợp để chống rác thải nhựa sử dụng một lần và thay thế bằng các vật dụng hữu ích với môi trường.

5. Giả thiết khoa học

         Chấm dứt được tình trạng sử dụng rác thải trong các trường THPT.

          Học sinh tuyên truyền nêu gương trong nhà trường, trong gia đình và xung quanh khu vực nơi mình cư trú.

         Rác thải nhựa sẽ được thay thế bằng các loại rác thải không ô nhiễm môi trường.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đưa ra những luận điểm về nạn ô nhiễm môi trường và tác hại của rác thải nhựa sử dụng một lần.

Nêu ra các giải pháp để hạn chế, chấm dứt rác thải nhựa sử dụng một lần.

Giáo dục học sinh về ý thức, trách nhiệm trong vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay, đặc biệt là rác thải nhựa sử dụng một lần.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Chỉ thị năm học; Các văn bản của Sở GD&ĐT và Nhà trường; các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Tỉnh đoàn, huyện Đoàn về việc chung tay bảo vệ môi trường thay thế các đồ dùng rác thải nhựa một lần bằng các vật dụng thân thiện với môi trường.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Thu thập các số liệu về vấn đề rác thải nhựa trên toàn cầu, tại Việt Nam và thu thập các số liệu về vấn đề rác thải tại địa phương, tại các trường THPT trong năm học 2018-2019 những vấn đề còn tồn tại.

Đưa ra các giải pháp hợp lý sau đó thực hiện trên các nhóm học sinh và nhân rộng lên toàn trường.

Đánh giá các giải pháp bằng thực nghiệm các kết quả thu được theo từng lớp.

8. Điểm mới của đề tài

Từ trước đến nay việc xây dựng các mô hình lấy học sinh làm trung tâm trong việc tuyên truyền chống rác thải đang còn rất ít.

Việc tuyên truyền và xử lý rác chủ yếu thực hiện tại các bãi biển, các bãi rác có quy mô lớn chứ chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu trong đơn vị trường học cụ thể.

Việc xử lý rác thải ở học đường gần như đang theo mô hình truyền thống là tập trung rác về một nơi sau đó thuê chuyên chở đi nơi khác chứ chưa phân loại cũng như chưa quyết liệt trong vấn đề xử lý rác thải.

Tập trung hình thành thói quen và ý thức cho học sinh trong vấn đề vệ sinh học đường và nói không với rác thải nhựa sử dụng một lần thay vì đi giải quyết hậu quả của nó.

 

9. Dự kiến đóng góp của đề tài

9.1. Về lí luận

 Xây dựng kế hoạch, hệ thống văn bản hướng dẫn, định hướng cho học sinh trong vấn đề vệ sinh học đường chống rác thải nhựa sử dụng một lần tại trường THPT.

 Xác định được vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên trong việc giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

 Xác định được những vấn đề bất cập khi đưa đề tài vào thực tiễn, phát huy tối đa mặt tích cực của đề tài

9.2. Về thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng thực trạng rác thải tại các trường THPT.

 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh học đường và các giả pháp chống rác thải nhựa một lần tại trường THPT.

Nhân rộng ý tưởng này vào các trường THPT và các cơ quan không phải trường học.

Học sinh trở thành những trung tâm để phát tán ý tưởng, sáng kiến của đề tài.

...

Link tải file word đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn