I.1. Lý do chọn đề tài.
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của
quản lý. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp
nào cũng phải thực hiện. Lê-nin đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như
không lãnh đạo”.
Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra, giám
sát là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý. Qua công tác kiểm tra, giám
sát, nhà quản lý sẽ hiểu rõ hoạt động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu,
nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó người quản
lý có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp thời các quyết định cho phù hợp mục
tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.
Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn là khâu
đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên,
kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản
lý nhà trường. Đây là một công cụ quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản
lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công
việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, gấp trăm lần”.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên ở Trường học Tây
Phong nói riêng trong những năm qua được chúng tôi rất quan tâm. Từ đó, chất
lượng giáo dục nhà trường được nâng dần lên hàng năm. Qua phân tích thực trạng
công tác kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động chuyên môn để rút ra
kinh nghiệm trong công tác quản lý, tìm ra giải pháp cải tiến công tác kiểm tra
hoạt động sư phạm của giáo viên một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường trong năm học 2014 – 2015 và những năm học tới,
bản thân tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện
kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại Trường Tiểu học Tây Phong”
I.2. Mục
tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý- giúp giáo viên thực hiện tốt quy chế
chuyên môn. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục. Chất lượng
giáo dục tại đơn vị từng bước được nâng lên.
Thực tế khi nói đến thanh tra – kiểm tra
thì hầu như từ cán bộ quản lý đến giáo viên đều cảm thấy như có áp lực rất lớn
làm cho mọi người thường phải lo lắng, thậm chí là bất an. Thông qua đề tài này
tôi chỉ muốn mọi người hiểu thêm về công tác kiểm tra, giám sát. Nó là một
trong những nhiệm vụ của người quản lý, cần làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
nhân viên cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn với hoạt động này.
I.3. Đối
tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên, học sinh trường TH Tây Phong
I.4. Giới hạn
phạm vi nghiên cứu
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn từ
năm học 2011 – 2012 đến nay
I.5. Phương
pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
II. Phần nội
dung
II.1. Cơ sở lý luận
Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng
trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà
thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và
chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này.
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh kiểm tra còn
đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh
tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương
pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ
hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp
luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp
luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.
Kiểm tra thường xuyên là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn đảm bảo tính thường xuyên của công tác kiểm
tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo điều kiện cho
tổ chức kiểm tra hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hoạt động kiểm
tra phải được bảo đảm tính độc lập tương đối, kiểm tra phải tuân theo pháp luật.
Tính thường xuyên trong hoạt động thanh tra, kiểm tra do chính đặc điểm, tính
chất của hoạt động chấp hành, điều hành trong quản lý hành chính Nhà nước quyết
định và có mối quan hệ
chặt chẽ với yêu cầu kịp thời của việc ra các quyết định lãnh đạo, quản lý.
Kiểm tra là một
trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ
mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế
hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Kiểm tra
chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản
lý mà còn giúp nhận rõ kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả
cụ thể các hoạt động của mỗi cá nhân, từng đơn vị, từ đó có các biện pháp chỉ
đạo, điều hành, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn không những để đánh giá ưu điểm, nhược điểm,
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường mà còn phải phân
tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn
chế, thiếu sót. Do đó nhằm tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng
cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các
cá nhân- đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu.
Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm
bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá
chính xác, chân thực sẽ giúp người quản lý có thông tin chính xác về thực trạng
của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ
đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả.
Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng
kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn.
...
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống