I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, Công nghệ
thông tin (CNTT) trong nhiều năm qua đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, chi phối
hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, chính trị - xã hội. Trong
Giáo dục - đào tạo, CNTT được sử dụng ở hầu hết các thể thức môn học, đem lại
hiệu quả rõ rệt. Như vậy, CNTT đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học.
Việc tạo ra một môi trường học tập
sinh động và thú vị đóng một vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập
tại trường phổ thông. Môi trường này là phương tiện cũng là mục đích của quá
trình dạy học nói chung và của môn Tiếng Anh nói riêng. Bởi vì không phải người học Tiếng Anh nào cũng yêu thích và có khả năng tự học tốt. Vậy làm thế nào để một
giáo viên Tiếng Anh có thể mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, luôn
mới mẻ, kích thích học sinh ham học? Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức
mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng và nhớ mãi về màu sắc hình ảnh và âm thanh
sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được khơi gợi. Có
nhiều cách để thể hiện hình thức này, tuy nhiên cách để lại ấn tượng nhiều nhất
phải chăng chính là việc thiết kế trò chơi tương tác (Interactive Quizes) và các hoạt động (Interactive Activities)
lồng ghép vào bài học là điều thiết yếu mà từ lâu đã được các giáo viên ứng dụng
một cách thuần thục. Tuy nhiên việc thiết kế như thế nào để tạo sự thu hút của
học sinh không phải là một điều dễ dàng nếu giáo viên không biết cách sử dụng
CNTT ngay trong trường học.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc lồng ghép vào bài giảng lên lớp với các công cụ
hình ảnh, âm thanh là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ
của CNTT. Qua đó học sinh sẽ cảm thấy thích thú, chăm chú học vì bài dạy sinh động
và giàu tính tương tác. Nhưng không hẳn giáo viên nào cũng làm được một cách
thuần thục, vì vậy dạy bằng phương pháp truyền thống là cách dạy phổ biến nhất
từ trước đến giờ, hoặc nếu có trình bày bài giảng bằng Powerpoint (PPT) thì
cũng chỉ là các hiệu ứng sơ sài chứ chưa thể tự tạo ra các hoạt động cũng như
trò chơi kết hợp thủ thuật Trigger
mang tính chất chuyên sâu.
Để giáo viên có thể thiết kế một số trò chơi cũng như
các hoạt động trên các slides thu hút học sinh tham gia như các Gameshow trên
truyền hình thì cần có các thao tác tạo hiệu ứng đặc biệt khi thiết kế trò chơi
và các hoạt động.
Từ những nhận định trên, với
mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm mà tôi có được khi soạn giáo án điện tử
bằng PPT, đặc biệt là những vấn đề khó khăn khi thiết kế các trò chơi tương tác
để dạy Tiếng Anh hiệu quả mà tôi đã tự học và tích lũy trong những năm qua đến
tất cả các bạn đồng nghiệp, những người đang bắt đầu nghiên cứu hoặc chưa thành
thạo như tôi ở các năm trước, nhằm phần nào có thể giúp các đồng nghiệp giảm bớt
thời gian tự học và nghiên cứu. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Tạo hiệu ứng trò chơi tương tác môn Tiếng Anh trên phần mềm Powerpoint.”
III. PHẠM
VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết này xin phép được đề cập về cách sử dụng phần
mềm soạn bài giảng Powerpoint 2007, Powerpoint 2010, Powerpoint 2013 hoặc cao
hơn, đặc biệt là đối với môn Tiếng Anh THCS vì các hoạt động kèm theo thủ thuật
tôi giới thiệu trong bài nghiên cứu này thường được tôi áp dụng trên các lớp học
do tôi chính thức giảng dạy, cụ thể là hai lớp 7D và 7E.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài
viết này chủ yếu là các trò chơi tương tác giúp các em học sinh cảm thấy thích
thú qua mỗi tiết dạy và một số hoạt động kết hợp để hỗ trợ các trò chơi như
cách thiết kế đồng hồ đếm thời gian trò chơi. Một điều thú vị là mỗi bài
giảng có áp dụng CNTT cùng các hoạt động lồng ghép sử dụng các
công cụ trình bày và kỹ thuật Trigger đều
mang lại cho các em sự hào hứng trong học tập, đồng nghĩa với tiết dạy đó
hiệu quả hơn nhiều.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Kỹ thuật Trigger hay lập trình đối tượng là những
thuật ngữ quan trọng được áp dụng trong bài viết này và không ngoài mục đích nhằm
hướng dẫn các thầy cô chưa thành thạo CNTT soạn bài giảng được tiếp cận và làm
quen dần với cách soạn bài giảng Powerpoint kết hợp các trò chơi tương tác. Cũng
tùy vào nội dung các bài tiết học trên lớp có thể chỉ cần phấn trắng bảng đen
và các bước dạy truyền thống cũng mang lại hiệu quả, nhưng ở một số tiết dạy nếu
áp dụng trình chiếu thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Đa số các thầy cô thường
chỉ sử dụng trình chiếu Powerpoint vào các tiết thao giảng hoặc trong các kỳ thi
Giáo viên giỏi các cấp. Nhưng không phải thầy cô nào cũng tự soạn bài giảng cho
chính mình nếu cần đến các thủ thuật hiệu ứng thay vì các slides đơn điệu. Bản
thân tôi cũng đã nhiều lần phải đi cùng các đồng nghiệp trong các kỳ thi để hỗ
trợ quá trình soạn bài giảng và thiết kế các trò chơi tương tác. Ở một số trường
giáo viên Tiếng Anh nhiều lúc phải cần đến sự hỗ trợ của người khác.
Từ những thực tế đó, tôi viết ra các giải pháp này
mong được chia sẻ cùng các đồng nghiệp về cách soạn, thiết kế hiệu quả hiệu ứng
cho các trò chơi và hoạt động tương tác trên phần mềm PPT.
V. ĐIỂM
MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với các hướng dẫn chi tiết trong kỹ thuật lập trình đối
tượng tạo hiệu ứng trên các slides và thậm chí tạo sự tương tác giữa các đối tượng
ngay trong một slide, hay giáo viên có thể viết, vẽ ngay trên slide đang trình
chiếu bằng một số công cụ (như Text Box, Check Box…) giúp tiết kiệm được thời
gian ghi bảng cũng như giúp cho bài học thêm sinh động hơn.
Tính đơn giản hóa trong các thủ thuật sẽ giúp các đồng
nghiệp dễ tiếp cận hơn, phù hợp với tất cả các thầy cô kể cả những người chưa
thành thạo CNTT, qua đó có thể giải quyết được những vướng mắc từ các giải pháp
cũ thiếu tính sáng tạo, hạn chế hiệu quả trước đây.
Từ các đợt chuyên đề ở trường và huyện tôi thấy một số
thủ thuật tạo hiệu ứng do tôi giới thiệu có tính thực tế cao, được các đồng
nghiệp ủng hộ và tiếp cận thành công. Một số tiết dạy của các đồng nghiệp đã áp
dụng một số trò chơi tương tác mang lại sự hào hứng cho các em học sinh.
....
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG