I. Điều kiện hoàn
cảnh tạo ra sáng kiến
I.1. Xuất phát từ sự đổi mới dạy và học trong
nhà trường phổ thông: Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học
tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác
có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Để hiện thực hóa định hướng đổi mới này, các
nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp đổi mới khác nhau: từ việc cải tiến
các phương pháp dạy học truyền thống như
thuyết trình, đàm thoại… đến các phương pháp mới như phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề, phương pháp dự án, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp
dạy học nhóm, và các kỹ thuật dạy học hiện đại… nhằm phát huy tính tích cực,
năng động, sáng tạo của người học, hình thành những năng lực chung (Năng
lực làm chủ và phát triển bản thân: tự
học, giải quyết vấn đề, sáng tạo và quản lý bản thân; Năng lực xã hội : năng
lực giao tiếp, hợp tác; năng lực công cụ: năng lực tính toán, sử dụng ngôn ngữ,
ứng dụng công nghệ thông tin) và năng lực đặc thù môn Hóa học (năng lực giải
quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân;
năng lực thực hành thí nghiệm; năng lực tính toán) cho người học.
I.2. Xuất phát từ ưu điểm của phương pháp dạy
học dự án: Dạy học
theo dự án là một phương pháp, hay một hình thức dạy học, trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
tiễn, thực hành. Nhiệm vụ được người học thực hiện với tính tự lực cao trong
toàn bộ quá trình học tập: từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Có thể nói, dạy học theo dự án là hoạt động học tập tạo cơ hội cho người học
tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào
thực tế cuộc sống. Kết hợp với vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết một
vấn đề, với phương pháp này, người học được phát triển năng lực tư duy, năng
lực sáng tạo. Đặc biệt giúp học sinh biết vận dụng lí thuyết với thực hành, tư
duy với hành động, nhà trường và xã hội để giải quyết những vấn đề phức tạp
trong đời sống
I.3. Thực tế giảng dạy bài ancol:
-
Trong bộ môn Hóa học - chương trình cơ bản lớp
11, học sinh được học một
số kiến thức cơ bản về ancol (công thức, mô hình, tính chất vật lí, hóa học,
thí nghiệm, ứng dụng)
- Ancol
(rượu) còn có nhiều tác dụng sinh học, y học…, rượu còn dùng để uống và không
thể thiếu trên các bàn tiệc, trong mọi cuộc giao lưu, gặp gỡ. Vì thế học về
rượu, không chỉ học kiến thức hóa học của rượu mà là quá trình vận dụng kiến
thức tổng hợp liên môn để thưởng thức và bồi đắp những tri thức cho người học.
II. Thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến
II.1. Việc học tập bộ môn Hóa học và học bài ancol
nói riêng theo phương pháp truyền thống
Tổ
chức giờ học giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản như đồng
đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất lí hóa, điều chế ứng dụng…dưới hình thức
thuyết trình bằng bảng phẩn hoặc trình chiếu powerpoint.
Học
bài nào chỉ biết đến bài học đó, chưa đầu tư thời gian để tìm hiểu nghiên cứu
chuyên sâu về một vấn đề, chưa biết kết hợp kiến thức liên môn để giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Kết
quả là, học sinh học xong không thấy có gì khác biệt so với học một bài hóa học
hữu cơ nào khác. Học sinh khá thụ động, máy móc, trông chờ vào sách để học tốt,
tài liệu tham khảo, không có khả năng đánh giá, lý giải vấn đề.
Năng
lực của người học bị hạn chế, khả năng giải quyết vấn đề chưa được bồi dưỡng,
khả năng sáng tạo cũng còn rất hạn chế.
II.2. Cách dạy và học theo hướng tích cực,
phát triển năng lực học sinh, bám sát yêu cầu đổi mới trong dạy và học và kiểm
tra đánh giá của Bộ Giáo dục- Đào tạo.
- Cụ
thể, chúng tôi đã tổ chức dự án học tập về ancol (rượu) cho các em, phối kết
hợp với vận dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại: chia nhóm, đặt câu hỏi, sơ đồ
tư duy, tình huống, nêu vấn đề… Trong quá trình tổ chức, luôn có sự kết hợp
giao thoa giữa kiến thức sách vở và kiến thức thực tiễn, giữa hóa học và các bộ
môn có liên quan, giữa kĩ năng đọc sách với kỹ năng thực hành thí nghiệm,
thuyết trình….
- Từ
thực tiễn cách học dự án trên, học sinh đã chủ động và thực sự hứng thú hơn,
năng lực tư duy được rèn luyện nhiều hơn, đặc biệt các năng lực hợp tác, năng
lực thực hành, và năng lực giải quyết thực tiễn đã được rèn luyện.
Kết
quả đó cũng chính là mục đích sâu xa mà dự án giảng dạy và học tập về anocol
(rượu) hướng tới, xin được trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý giá
của thầy cô đồng nghiệp.
Đây
cũng là một trong 50 đề tài đã vượt qua hơn 1500 đề tài của các giáo viên trong
cả nước lọt vào vòng chung khảo cuộc thi: “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng
công nghệ thông tin năm 2015” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
...
Link tải file word đầy đủ 69 trang: TẢI XUỐNG