Trẻ em là
tương lai của đất nước, của dân tộc. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác
chăm sóc giáo dục trẻ em.
Bác Hồ kính yêu đã nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan
Đúng như vậy trẻ em như một cây non. Cây non
được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau
này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trọng sự
nghiệp chăm sóc - giáo dục trẻ, đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền
tảng cho sự nghiệp giáo dục chung.
Muốn thực hiện được
nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích
đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi
nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình
thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người
công dân tốt.
Là một giáo viên mầm non được phân công phụ
trách trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển
rất mạnh, vì vậy trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các
cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình của các cháu. Vậy làm thế nào để nhanh
chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ
không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn.
Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá
nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu
hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng
nhu cầu của bản thân.
Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi
năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn
rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để có thể làm bộc lộ năng
lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng
được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo
nhiều cách khác nhau.
Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc
bảo vệ và kích thích trẻ trong quá
trình sinh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ
ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự
nuôi dưỡng trí lực của trẻ có
thể bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là
một quá trình lâu dài đòi hỏi
rất nhiều sự âu yếm, kiên trì, hiểu
biết về chăm sóc và dạy bảo của cha
mẹ, ông bà và cô giáo.
Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một
cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của
mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho
trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng
trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của
mình.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là giai
đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, các
mặt phát triển hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét.
Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên
ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ
tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn
luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô
giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp
nhận, được yêu mến, cảm giác được an toàn và là thành viên trong cộng đồng mà
trẻ đang hoà nhập.
Bên cạnh đó, quan hệ của cô giáo đối với trẻ phải giàu cảm xúc thân
thiết, yêu thương như quan hệ mẹ - con, là người thay mẹ dạy trẻ. Vậy hoạt động
lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt có sự sáng tạo,
nhạy bén, kịp thời để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non có định hướng, có mục đích để
tác động giáo dục vào sự phát triển của trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải
luôn luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng
thú. Vì thế, nghệ thuật của cô thể hiện ở chỗ biết hoà nhập vào thế giới trẻ,
biết quên mình là người lớn để trở thành người bạn thực sự của trẻ. Biết tôn
trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ như
thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô giáo một cách tự
nguyện, thoải mái và vui vẻ. Từ đó, giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định,
tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành
và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin
hơn.
Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được
sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ
của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục thành phố Hà Nội đã
có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường
Mầm non.
Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" đã thu được kết quả rất cao. Bên
cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc
làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường.
Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong
ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất
vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật….
do đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ.
Nếu trẻ có một thói quen ăn uống
xấu không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn
uống mà còn ảnh hưởng đến sự
hấp thụ dinh dưỡng cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn uống
tốt cho trẻ từ nhỏ. Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ từ 24 -36 tháng có thói quen tốt
trong ăn uống”.
Mục đích của sáng kiến:
Trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và tìm hiểu thực trạng tại lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tôi tìm ra một số biện pháp và đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng việc giáo dục rèn luyện nề
nếp trong sinh hoạt hàng ngày
cho trẻ.
-
Đối
với trẻ:
Hình thành cho trẻ có nề nếp, thói quen tốt
trong ăn uống. trong sinh hoạt, đồng
thời giúp trẻ có ý thức, thói quen tự phục vụ: Tự xúc cơm ăn, tự đi vệ
sinh khi có nhu cầu của trẻ.
-
Đối với giáo viên.
Nâng cao kiến
thức về việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG