1. Lí do chọn đề tài:
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều
rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non đó là lấy trẻ làm
trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học “ Học mà chơi, chơi mà học” để thúc
đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của trẻ.
Các cách tiếp cận tốt nhất thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc
học với đời sống của trẻ.
Giáo dục mầm non hiện nay
đã và đang tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui
chơi hay còn gọi là hoạt động góc, được phân bổ như một loại hoạt động chính
trong một ngày của trẻ. Ở đó, trẻ là trung tâm thông qua giờ hoạt động góc trẻ
được tham gia vào những vai chơi như: bán hàng, bác sĩ, gia đình... trẻ tái hiện và tự tạo ra những tình huống,
trẻ hợp tác với bạn khi chơi, tự phân vai và thể hiện các vai chơi. Qua đó, giúp
trẻ hiểu thêm bài học, phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các
góc chơi ở trong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo
hứng thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm,
khám phá những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng trong các
lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề, trẻ nhà trẻ được tích cực hoạt động giao
lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác
quan và các chức năng tâm-sinh lý.
Các góc chơi càng phong phú bao
nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá
mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ thực tế việc cho trẻ
hoạt động góc, mỗi ngày tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc
không chỉ để cho trẻ chơi mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh
vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách
khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn.
Chính những lý do đó mà tôi nghĩ rằng
khi cho trẻ chơi hoạt động góc nếu chưa bố trí góc chơi hợp lý, đồ dùng chưa
phong phú, chưa bắt mắt trẻ thì trẻ sẽ không thích chơi và chơi nhanh nhàm chán,
giữa các góc chơi chưa gắn kết được với nhau, rời rạc thì các góc chơi trẻ
không hỗ trợ được cho nhau. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục cháu, khi tổ
chức cho trẻ tham gia chơi hoạt động góc, tôi cũng đã quan sát, tìm hiểu và
biết được các cháu thích chơi ở góc nào? Vì sao? Cháu không thích chơi ở góc
nào? Vì sao?
Tôi cũng
được biết nội dung trẻ hoạt động ở các góc chơi thiết kế theo tính chất mở, nội
dung được phát triển nâng cao dần trong việc thực hiện chủ đề và các lĩnh vực
phát triển của từng độ tuổi chương trình giáo dục mầm non. Khi thiết kế
nội dung chơi ở các góc phải mang tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân trẻ
tại các góc chơi đồng thời cần chú ý tạo tình huống phát triển các thao tác, kỹ
năng chơi, thái độ, hành động chơi theo từng vai của trò chơi và phát
triển nhóm chơi trong trò chơi “Đóng
vai có chủ đề”. Không những thế, thông qua các hoạt động góc
hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, làm cho thế giới
xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành
những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ
cho các bé sau này.
Chính vì
vậy, tôi đó chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt
động góc lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” làm đề
tài sáng kiến kỹ thuật cho bản thân trong năm học 2016-2017.
2.
Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài.
2.1.
Điểm mới của đề tài:
Tăng
cường các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm mà cụ thể là hoạt động góc. Nếu áp dụng tốt một số biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả
cao trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ và là một hoạt động hấp dẫn,
bổ ích, thiết thực đối với trẻ, đó là một hoạt động phản ánh sự sáng tạo, độc
đáo, sự tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xung quanh. Đặc
biệt, thông qua hoạt động góc trẻ tái hiện nhập vai giống như người lớn, trẻ
được tái hiện công việc mà trẻ từng biết. Vì vậy, không chỉ giúp trẻ trưởng
thành hơn mà còn tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi
đóng vai.
Mặt khác, cách tổ chức các hoạt động
chơi ở các góc như thế nào cho khoa học để phát huy tối đa tính độc lập sáng
tạo của trẻ cũng là một trong những điểm mới của đề tài.
2.2.
Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài sáng kiến kỹ thuật “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”, với đề tài này tôi đã áp dụng
tại trường mầm non nơi tôi công tác, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động góc lấy
trẻ làm trung tâm trong năm học 2016-2017. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi,
có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện, tỉnh nói riêng và có
thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nói chung.
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp
những kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực qua công
tác chăm sóc giáo dục trẻ.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG