Là một giáo viên giảng
dạy bộ môn Ngữ văn, tôi hiểu rõ hơn ai hết vị trí, vai trò của việc xây dựng
đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản nói chung và xây dựng đoạn văn trong văn
biểu cảm cho học sinh lớp 7 nói riêng khi dạy thể loại Biểu cảm . Từ thực tế giảng
dạy của mình, tôi đã cố gắng tìm tòi các
biện pháp mới để nâng cao chất lượng giảng dạy và sáng kiến: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm cho
học sinh lớp 7 đã đạt được hiệu quả thực tế tốt.
1. Phạm vi
và đối tượng áp dụng sáng kiến
1.1. Phạm
vi
Phạm vi nghiên cứu
của đề tài là kiểu bài văn biểu cảm, thuộc phân
môn Tập làm văn – Ngữ văn Lớp 7 - Trung học cơ sở.
1.2. Đối tượng:
Đối tượng áp dụng
trước hết là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường. Nếu thành
công có thể áp dụng đối với giáo viên dạy Văn ở các trường Trung học cơ sở
trong huyện. Đồng thời đề tài có thể áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh
Trung học cơ sở.
2. Mục tiêu
sáng kiến
Đề tài này sẽ giúp
cho giáo viên hệ thống hóa các kiến thức về đoạn văn biểu cảm, hướng dẫn các em
học sinh biết cách xây dựng đoạn văn với bố cục dù ngắn hay dài đều phải đảm
bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, hướng dẫn cho các em rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Mỗi
đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó. Ý chính đó, có thể đứng ở đầu đoạn văn
theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách qui nạp hoặc ý chính của
các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo cách song hành. Qua đó, rèn luyện
cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức nói hoặc viết, tập
vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu được qua các
môn Văn – Tiếng Việt và những kiến thức văn hoá xã hội để có thể nói và
viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em.
Bên cạnh đó, viết
đoạn văn biểu cảm còn trực tiếp rèn luyện cho học sinh một số đức tính như lòng
nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì…Bởi vì nó góp phần phát triển trí tưởng
tượng, óc sáng tạo, biết phân biệt: đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái… Từ đó,
nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới cái chân, thiện, mĩ.
3. Các
phương pháp thực hiện
3.1. Phương pháp lí thuyết.
Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm
về văn biểu cảm, làm quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu
cụ thể từng bài qua các tiết học: Lí thuyết về đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh
học, tìm hiểu cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ
đề) trong đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích.
Tuy nhiên, phương pháp lí thuyết không quá nặng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu.
Học sinh là chủ thể
trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các
em trong quá trình tiếp nhận. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh
tự thân vận động là chính, giáo viên im lặng đến mức tối đa để khuyến khích học
sinh sáng tạo trong giờ Tập làm văn. Vậy, trong tiết học Tập làm văn mà đặc
biệt là tiết rèn luyện viết đoạn văn, hướng dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm
hiểu để vận dụng các kiến thức đã học để dựng đoạn theo đặc điểm văn biểu cảm để
tạo lập văn bản.
3.3. Phương pháp kiểm tra, khảo sát.
Với phương pháp này,
đòi hỏi học sinh phải thực hành liên tục, chắc chắn các thao tác từ lí thuyết
về thể loại sau đó đến nghiên cứu, tìm hiểu. Từ đó, ta mới đi vào kiểm tra,
khảo sát để thấy được sự vận dụng tổng hợp, để sáng tạo văn bản qua nhiều bước
trong quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đó là điều kiện để đánh giá học sinh
thông qua bài kiểm tra, bài viết ở lớp (hoặc ở nhà) đòi hỏi phải đánh giá đúng
năng lực của học sinh và đòi hỏi một sự nhạy cảm của thầy trước yêu cầu thực
hành của học sinh.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG