Phần I. Lời mở đầu
1. Lí do lựa chọn đề tài:
Các sự vật hện tượng trong thế giới khách quan không
thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển
hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Từ xa xưa, con người dã phát hiện ra
quy luật ấy nhưng chưa thể tổng kết hay vận dụng chúng một cách triệt để. Một
vài nhà tư tưởng lớn đã sớm nhận biết vai trò của việc tích hợp tri thức trong
đời sống để tạo ra các tư tưởng tiến bộ.
Trong nền giáo dục phương Đông, nhà giáo dục vĩ đại
Khổng Tử tuy chưa phát biểu thành học triết nhưng ông đã vận dụng nguyên lí về
mối quan hệ phổ biến của tri thức trong quan điểm giáo dục của mình một cách
hiệu quả, thực sự đem lại điều hữu ích, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của
nền tri thức xã hội.
Kế thừa các thành tựu giáo dục của nhân loại, các nhà
giáo dục hiện đại đã nâng quan điểm ấy lên thành phương pháp dạy học tích hợp.
Ngày nay, dạy học theo quan điểm tích hợp là một trong những xu thế dạy học
hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang
tính chất phát triển tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ
muốn hướng đến hiệu quả của chúng. Tích hợp cũng là vấn đề của nhận thức và tư
duy của con người. Đây là triết lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn
hoạt động của con người. Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục và trở
thành một quan điểm lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay.
Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hợp,
liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, nhiều cấp độ trong quá trình
phát triển các chương trình giáo dục. Một trong những phương hướng tích hợp
được ứng dụng trong dạy học hiện nay đó là dạy học tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục
tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh. Phương pháp này đòi hỏi phải tăng
cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn. Nghĩa là gắn chặt lý thuyết và thực tiễn sinh động.
Tiếp cận và tiếp nhận quan điểm dạy học tích hợp liên
môn thực sự đã đem lại cho tôi nhiều gợi mở có ý nghĩa. Phương pháp dạy học mới
này không những không mâu thuẫn hay phủ nhận các phương pháp dạy học hiện có mà
còn giúp tôi có thể kết nối và phát huy chúng hiệu quả trong mỗi bài học cụ
thể.
2. Mục đích lựa chọn đề tài nghiên cứu
Với sức mạnh kết nối tri thức của nhiều bộ môn, nhiều
lĩnh vực của phương pháp tích hợp liên môn giúp tôi cùng học sinh có thể khám
phá vẻ đẹp của thế giới thông qua mỗi bài học một cách hiệu nghiệm, chân thực
và rõ ràng. Đồng thời, học sinh có thể phát huy năng lực làm việc độc lập, phát
huy tính tự chủ và sáng tạo khi tiếp cận tri thức và vận dụng tri thức để khám
phá đối tượng. Tự chủ trong học tập tiến tới làm chủ năng lực, làm chủ bản
thân, làm chủ sự nghiệp, làm chủ đất nước là mục đích cuối cùng của giáo dục ở
nước ta.
Kết quả đạt được sau mỗi bài học hoàn toàn mới mẻ, đa
diện và toàn vẹn. Kết quả đó thực sự là kết tinh của trí tuệ và sức lao đông
của cá nhân và tập thể. Kết quả ấy sẽ trở thành kinh nghiệm, một dạng khác của
tri thức, đóng góp vào sự phát triển của tri thức xã hội.
Tích hợp tri thức liên môn, liên ngành còn tăng cường
khả năng sáng tạo ra cái mới của con người trong nền tri thức vốn đã bão hòa ở
nhiều lĩnh vực. Ngày nay, không một bộ môn khoa học nào có thể phát triển mà
không dựa vào tri thức liên ngành và sự hỗ trợ của kỹ thuật công nghệ.
Tích hợp tri thức liên môn không còn tồn tại ở dạng
triết lí hay phương pháp luận. Nó đã thực sự đi vào đời sống con người thông
qua sự tương tác của các quy luật vận động của vật chất và nền kinh tế toàn
cầu. Xu hướng hợp tác quốc tế đòi hỏi con người phải nắm bắt thật nhiều tri
thức trong mối liên hệ đa chiều nhằm hướng đến trở thành công dân toàn cầu chứ
không còn hạn chế ở một quốc gia hay khu vực.
Với những lý do đó, tôi quyết định nghiên cứu phương
pháp tích hợp liên môn và vận dụng phương pháp này trong dạy học văn bản “Những
ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê để mong
tìm kiếm một giải pháp cụ thể và hiệu nghiệm trong khám phá vẻ đẹp của nhân vật
và giá trị của tác phẩm.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là
một truyện ngắn xuất sắc của của nhà văn Lê Minh Khuê. Đây
cũng là một tác phẩm tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Truyện ngắn này cũng được in trong tuyển tập The Art of the Short
Story của Nhà xuất bản Wadsworth, Hoa Kỳ, bên cạnh
tác phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng khác trên thế giới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong bài viết này, tôi tập trung nghiên cứu và vận
dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn trong dạy văn bản “Những
ngôi sao xa xôi” của tác giảLê Minh Khuê (Ngữ văn 9,
tập 2).
Bài viết chỉ hướng đến làm rõ quan điểm tích hợp liên
môn trong dạy học Ngữ văn. Đồng thời tìm kiếm khả năng vận dụng tri thức các
môn học khác vào dạy học văn bản và vận dụng vào dạy học văn bản “Những
ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
Tôi đưa ra một vài định hướng tích hợp các tri thức
gần gũi với tác phẩm. Trọng tâm hướng đến của bài dạy vẫn là khẳng định giá trị
nội dung, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. Các tri thức liên môn
không những có vai trò soi chiếu, làm sáng rõ nội dung cốt lõi này mà còn tăng
cường năng lực tư duy, năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo và niềm say mê trong
học tập của học sinh.
Tri thức liên môn còn có vai trò khơi gợi hứng thú,
phát huy năng lực chủ động tiềm kiếm và chọn lọc tri thức. Đồng thời nâng cao
nhận thức cho học sinh trong quá trình tìm hiểu văn bản.
Tôi chủ động khai thác các biểu hiện đa diện của văn
bản theo nhiều hướng. Đặc biệt là vai trò phản ánh đời sống chiến đấu của các
chiến sĩ, nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nội tâm nhân vật của nhà văn. Thông
qua hình ảnh các nhân vật làm rõ hiện thực khốc liệt của chiến tranh và vẻ đẹp
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Các tri thức liên hợp sẽ làm hiện rõ những ý nghĩa, những vẻ đẹp của con
người và đời sống mà nhà văn, trong một truyện ngắn, chưa thể bộ lộ hết được.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG