Skkn một số biện pháp tạo động lực cho học sinh học tập bộ môn hoá học ở trường trung học phổ thông



Trong những năm gần đây,với sự lãnh đạo của ngành giáo dục nhằm thực hiện tốt chủ đề của năm học: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”;  cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo tiền đề và khí thế mạnh mẽ ngay từ đầu năm học.  

 Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường luôn có trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh. Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ bộ môn đã triển khai các kế hoạch; kiểm tra khảo sát theo bộ môn theo đề thi chung để phân loại đối tượng học sinh, từ đó có biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó, việc  học  sinh  có  hào hứng  tham gia  các  hoạt  động  chiếm lĩnh  kiến  thức hay không lại là vấn đề mà các giáo viên trực tiếp giảng dạy rất quan tâm. Chính vì vậy, việc tạo động lực học tập cho học sinh là một điều hết sức cần thiết, góp phần quyết định cho việc truyền tải kiến thức của một giáo viên.

Tạo động lực học tập cho học sinh trong trường THPT là việc giáo viên sử dụng tất cả các biện pháp nhằm tạo sự khao khát và tự nguyện học tập của học sinh để giáo viên có thể thực hiện hoạt động giảng dạy một cách tốt nhất. Do  động  lực  có  vai  trò  quan  trọng  trong  việc  nâng  cao  năng  suất  và  chất lượng làm việc, học tập nên người lãnh đạo, quản lí của bất kì tổ chức nào cũng phải quan tâm tới công tác tạo động lực làm việc cho các thành viên của tổ chức mình. 

Riêng đối với trường THPT, tạo động lực học tập cho học sinh trở thành một yêu cầu cấp thiết, xuất phát từ những lí do sau đây: 

Thứ nhất, do vai trò của động lực đối với chất lượng học tập của học sinh trong trường THPT Đối tượng lao động của hoạt động học tập trong trường THPT là các em học sinh đang ở lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách. Mục đích của hoạt động học tập là trau dồi trí thức và rèn luyện nhân cách cho các thế hệ tương lai nhằm tái sản xuất mở rộng góp sức lao động cho xã hội. Như vậy, đòi hỏi học sinh phải chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Yêu cầu này chỉ có thể có được khi bản thân học sinh có được sự hăng say học tập hay nói cách khác, đó là khi học sinh có động lực học tập. 

Thứ hai, do động lực học tập của học sinh trong trường THPT đang bị sa sút Có thể hình dung khái quát thực trạng động lực học tập của học sinh thông qua các  phương  tiện thông tin  đại chúng về  những hiện tượng tiêu cực  trong trường học và thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới động lực học tập của học sinh như sau: 

-  Các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường; hiện tượng gian lận trong thi cử (coi bài bạn, chép phao thi...), mải chơi quên học (tham gia thường xuyên các trò chơi trực tuyến – game online ...)... Những học sinh tham gia thực hiện hành vi tiêu cực là những người không có trách nhiệm đối với công việc, họ không đủ ý chí và nghị lực để vượt qua những cám dỗ. Xét theo khía cạnh đó, họ đã mất động lực học tập.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn