Skkn áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn tin học tiểu học
1. Về lý luận:
Trong
thời đại hiện nay Công
nghệ thông tin đã thực sự bùng nỗ và có tác động rất lớn đến công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ một trong những nền tảng để đất nước
phát triển là các ứng dụng của Tin học-Công nghệ thông tin được đưa vào ứng
dụng triệt đễ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế và xã hội.
Chính vì xác định được
tầm quan trọng đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Tin học vào nhà trường và
giảng dạy ngay ở bậc Tiểu học. Tin học bậc Tiểu học là cơ sở để hình thành kiến
thức, kỹ năng thực hành máy tính, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ
năng mới, bài tập thực hành Tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức,
kỹ năng của học sinh, hình thành những kỹ năng ban đầu, lầm nền tảng để các em
phát triển kỹ năng về Công nghệ thông tin - Tin học trong những năm tiếp theo. Giúp
giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai
lầm của học sinh trong học tập Tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở
mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Như vậy thông qua môn Tin
học, học sinh không chỉ được rèn về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn được bồi
dưỡng về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và nghiên
cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.
Dạy học hợp tác là một trong những xu hướng mới có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao của giáo dục thế kỷ XXI. Có thể coi dạy học hợp tác là những phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường. Đối với bộ môn Tin học, khi điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1 máy/1 học sinh thì việc tổ chức thực hành theo nhóm áp dụng phương pháp hợp tác là yếu tố cần thiết và đem lại hiệu quả cao, học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên.
2. Về mặt thực tiễn
Qua các năm giảng dạy,
tôi nhận thấy bộ môn Tin học là một bộ môn mới ở trường Tiểu học. Học sinh tuy
nhỏ tuổi nhưng luôn muốn học muốn khám phá những điều mới lạ, học sinh rất
thích làm quen và khám phá máy tính, có thể nhận thấy đây là một điều kiện
thuận lợi cho giáo viên. Với chương trình Tin học ở Tiểu học các yêu cầu về
kiến thức luôn đi kèm với kỹ năng thực hành. Đối với giáo viên đòi hỏi sự linh
hoạt rất cao, sự nhạy bén, tư duy, khả
năng quan sát, sáng tạo và kỹ năng sử dụng máy tính để giải quết vấn đề, vì vậy
đòi hỏi phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu, có hứng
thú, dễ dàng tìm được sự móc nối giữa các kiến thức, kỹ năng đặc biệt là trong
giờ thực hành.
Với những lí do như trên
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Áp dụng
phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học” nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Tin học nói chung cũng như giờ thực hành môn Tin học nói
riêng.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN
CỨU.
1. Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở thực tiễn
của một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học-lấy người học làm trung tâm.
Để nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được chất lượng từ các bộ môn, trong
đó có môn Tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức từ nhiều
hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết đi đến thực hành và ứng dụng, học
sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành ngay,
dẫn tới ham học hỏi, yêu thích môn học. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần
thiết phải có sự đổi mới phương pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để
có sáng kiến “Áp dụng phương pháp hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học”.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng
công tác dạy học thực hành môn Tin học ở trường Tiểu học Gio Bình.
Đề xuất việc ứng dụng
phương pháp dạy học hợp tác trong giờ thực hành môn Tin học nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học môn Tin học, các em có hứng thú yêu thích môn học đồng thời
giáo dục nhân cách học sinh là sự đoàn kết, hợp tác, giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh đó là kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẽ trong nhóm.
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG