Skkn một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 2
1.1. Lí
do, sự cần thiết thực hiện đề tài:
Từ ngày xưa ông
cha ta rất coi trọng về đạo đức chính
vì thế mà việc giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu
học văn”. Hồ Chủ Tịch
đã dạy: “ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức, là
cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Trong những năm gần đây đất nước ta đang từng bước đổi mới. Vì thế mọi ngành
nghề đều phải thực hiện đổi mới một cách toàn điện. Trong đó ngành giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Cụ thể là việc đổi mới về dạy học được thực hiện rất tốt tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quan tâm nhiều
hơn nữa. Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp học sau, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất quan trọng.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện
kiến thức ở lớp, học sinh
còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống.
Tăng cường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học
sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, có những ước
mơ đẹp trong cuộc sống.
Qua thực tế từ các năm
học tôi nhận thấy vẫn còn có một số
đối tượng học sinh có hành vi chưa tốt. Làm thế
nào để giáo dục đạo đức cho học sinh của mình được
tốt hơn đây chính là
câu hỏi mà bản thân tôi đã nhiều đêm trăn
trở.Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 2” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong
cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần
vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua
thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra
biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng của người giáo viên chủ
nhiệm. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề
tài này.
·
Mục tiêu trong giáo dục đạo đức cho học sinh:
Việc
giáo dục đạo
đức cho học sinh nhằm
giúp học sinh:
- Có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn
mực, hành vi đạo
đức và pháp luật
phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với gia đình, nhà trường, cộng
đồng, môi trường tự
nhiên và ý nghĩa của việc đưa những chuẩn mực đạo đức đó vào trong nhận
thức, lối sống, hành động
của các em.
- Giúp
các em từng bước hình thành kĩ năng tự nhận xét, đánh giá hành vi của
bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đạo đức đúng đắn, kĩ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ tình huống đơn giản, cụ thể
trong cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.Dần dần hình thành trong
các em thái độ
tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu con người, yêu cái thiện,
cái đúng,
cái tốt, không đồng
tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
·
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở
trường Tiểu học Phùng
Ngọc Liêm
·
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành
điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên
nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến
công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ
đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
·
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý
luận:
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học
và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo
về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.
Phương pháp quan sát :
Nhìn nhận lại thực trạng trong các năm học vừa qua vẫn còn một vài hành
vi chưa đúng của một số học sinh trong cách cư xử,giao tiếp,xưng
hô với bạn bè và người xung quanh từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong những năm học sau.
·
Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017
1.2.Phạm vi đề tài:
Việc
giáo dục đạo đức ở đây lấy nền tảng từ những nội dung của môn học đạo đức lớp
2, nhưng hình thức phổ biến, nội dung giáo dục, rộng rãi trải đều trên các môn
tạo thành quá trình theo dõi và giáo dục thường xuyên, thiết thực. Đưa ra các
biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phương pháp ứng xử của giáo
viên trên lớp; qua các tiết học, cách định hướng các em tự liên hệ thực tế bản
thân để tìm ra cách ứng xử có văn hoá, lễ phép. Ngoài ra còn tổ chức những buổi
ngoại khoá, sinh hoạt với nhiều hình thức thông
qua đó giáo dục hành vi đạo đức cho các em.
Đối tượng mà tôi đang tìm hiểu và áp dụng là học sinh lớp 2
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG