Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn chính tả nghe viết

 


Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS

Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.

Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.

Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng HS lớp mình dạy.

Qua thực tế điều tra qua các bài viết của học sinh khối 2 chúng tôi nhận thấy học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, tỉ lệ học sinh yếu đối với phân môn chính tả đầu năm là 50,8%. Vì vậy  tôi quyết định xây dựng  rút ra được “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ” với mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn chính tả của khối 2.

Đối với học sinh:

 - Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của GV, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.

Qua thống kê các loại lỗi, học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:

- Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh,…    )

- Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành - tranh giành)

- Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả ( gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê.)

g / gh: đua ge

ng / ngh : củ ngệ

c / k: cây céo

- Lỗi phát âm do sai phương ngữ ( l - n, s - x, tr - ch,…)

ch / tr: con chăn

s / x: chim xẻ

Qua thực tế các lỗi về ch/ tr; s/ x; r/ g ; v/d/ gi , l/n là phổ biến hơn cả

Nguyên nhân:

- Do các em phát âm theo thói quen địa phương

- Do các em chưa hiểu nghĩa từ

- Về nhà ít đọc sách, báo nên không nhớ mặt chữ.

- Khi thầy cô giảng bài phân tích các chữ khó các em không chú ý lắng nghe.

- Do không thuộc các quy tắc chính tả.

 Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc kiểm tra bài vở của con mình.

- Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn các âm đầu dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âm sai.

 Về dạy chính tả của giáo viên:

     - Trong quá trình dạy phân môn chính tả, giáo viên chưa làm công tác điều tra để phân biệt các nhóm đối tượng học sinh viết sai chính tả để giáo viên có biện pháp với từng nhóm đối tương.

    - Trong quá trình đọc cho học sinh viết giáo viên chưa quan tâm đến cách đọc, giáo viên chủ yếu đọc theo cụm từ để học sinh viết mà chưa đọc trọn câu để học sinh nghe và hiểu câu văn để viết đúng.

    - Đối với các bài tập âm vần, giáo viên chưa giải nghĩa từ, khắc sâu kiến thức bằng cách đặt câu hoặc đặt từ vào một số tình huống cụ thể để học sinh hiểu nghĩa của từ. Một số giáo viên chưa lựa chọn được các bài tập cần làm phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nên chưa phát huy hết tác dụng của bài tập để sửa lỗi sai cho học sinh.

     - Việc chấm bài của học sinh thực hiện thường xuyên, song việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi giáo viên chưa thực sự quan tâm .

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn