Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học trong môn tiếng việt theo mô hình chuyển giao kĩ năng

 Đọc  là  một  trong  những  kĩ  năng  (KN)  quan  trọng,  cần  thiết  đối  với  mỗi người trong học tập và trong cuộc sống. Đối với học sinh (HS), đọc không những là mục đích, là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để HS mở rộng vốn từ vựng, thu thập được nhiều nguồn thông tin mà còn là phương tiện để phát triển tư duy đồng thời phát triển KN đọc để học tốt các môn khác và để tham gia vào xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về đọc và xây dựng các biện pháp dạy đọc nhằm hình thành và phát triển năng lực (NL) đọc cho HS đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của nhà giáo dục trên thế giới, cụ thể là các nghiên cứu về các khía cạnh của đọc như quan  điểm  đọc,  đọc  hiểu  (Smith,  1973;  Fry,  1997;  Anderson,  1976,  1985; Rumelhart, 1994; Durkin, 1993; Pressley, 2000; McKeown, Beck, và Blake 2009; Wood, Bruner và Ross, 1976), các cơ chế của đọc, (Anderson, 1976; Li và Wang, 2007), các mô hình dạy đọc như đọc để tìm thông tin, đọc để giải mã VB, mô hình đọc tương tác (Walker, 1989)... Trong đó, các phương pháp dạy đọc, hỗ trợ người đọc hình thành và phát triển các kĩ năng (KN) đọc hiểu (ĐH) trong suốt tiến trình đọc như kích hoạt kiến thức nền, dự đoán, tóm tắt, suy luận, đặt câu hỏi... để giúp HS đọc sâu văn bản (VB), gia tăng khả năng đọc độc lập qua đó hình thành và phát triển NL đọc cho HS được quan tâm nhiều trong dạy đọc ở các nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, vấn đề phát triển NL cho người học đã được đặt ra trong các văn kiện của Đảng, trong  Chương trình Giáo  dục  phổ  thông  tổng thể và Chương trình môn học, cụ thể: 

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đã nêu rõ giáo dục phổ thông phải “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,  NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, NL và KN thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” … “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL của người học”. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành T.Ư khóa XI) 

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể do Bộ GD&ĐT (2017) ban  hành nêu  rõ mục  tiêu của  chương  trình  và sách  giáo  khoa  mới  là phát  triển phẩm chất và NL cho HS. Ngoài các NL chung như NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, chương trình cũng xác định 7 NL chuyên môn cần hình thành và phát triển cho HS, gồm NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mỹ và NL thể chất  [2,  tr.6].  Từ  mục  tiêu  này,  việc  biên  soạn  sách  giáo  khoa  mới  cũng  có  sự chuyển hướng coi trọng "đầu ra", tập trung phát triển NL hành động cho HS, giúp các em sau khi rời ghế nhà trường “có khả năng tự chủ, tự lập, tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội” [2, tr.6]. Và như vậy, việc giảng dạy chương trình mới không phải dạy theo cách truyền thụ một chiều nữa mà thay vào đó là “dạy cách học và rèn luyện NL tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL” [2, tr.8]. 

Trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn mới (công bố ngày 27/12/2018), Bộ GD&ĐT xác định các yêu cầu cần đạt đối với từng KN ngôn ngữ đặc trưng như đọc, viết, nói và nghe và trên cơ sở đó Chương trình cũng định hướng rõ phương pháp dạy học là phải “kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc, giúp học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm, biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để  đọc  hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh” [3, tr.82]. Theo định hướng này, việc dạy đọc cho HS không chỉ đơn thuần là dạy HS đọc trôi chảy, lưu loát và giúp HS nắm được nội dung bài đọc mà phải dạy HS cách đọc, nghĩa là dạy cho HS có được các KN đọc để từ đó HS có thể sử dụng các KN đọc này tham gia vào đọc và chiếm lĩnh VB đọc trong những tình huống và ngữ cảnh khác nhau. Và vì thế, khi dạy đọc thì GV chỉ gợi ý cho HS chứ không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh, tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc [3, tr.83].

Trong những năm học vừa qua, việc đánh giá kết quả học tập của  HS tiểu học có sự thay đổi tích cực, chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang nhận xét và đánh giá trong suốt tiến trình học của người học. Thông tư 22 và Thông tư 30 có điều chỉnh, sửa đổi quy định, hướng dẫn về đánh giá HS tiểu học thể hiện cách tiếp cận cách đánh giá NL người học ở tất cả các phân môn, trong đó có đánh giá KN đọc. Đây được xem là điểm mới, tiến bộ so với cách đánh giá HS trước đây nhưng vẫn tồn tại một nghịch lí là việc dạy đọc hiện nay ở tiểu học theo hướng cung cấp nội dung kiến thức nhưng khi kiểm tra đánh giá lại định hướng đánh giá theo cách tiếp cận NL của HS. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát ban đầu của chúng tôi tại một số tỉnh của ĐBSCL, ngữ liệu trong đề kiểm tra đọc của HS tiểu học thường sử dụng lại VB mà HS đã được học trong chương trình học, điều này thể hiện rất rõ quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận nội dung kiến thức.

Hiện nay, tiến trình dạy đọc ở các trường tiểu học về cơ bản được chia làm 3 hoạt động chính, gồm luyện đọc, tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm (có thêm phần đọc vận dụng, liên hệ thực tế trong cách tổ chức đọc của mô hình VNEN). Tiến trình này thể hiện rõ quan điểm dạy đọc nhấn mạnh vai trò của đọc thành tiếng và rèn KN đọc thành tiếng cho HS trong khi việc rèn các KN ĐH chưa được chú trọng nhiều. Thêm vào đó, việc GV áp dụng tiến trình dạy này một cách cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt sáng tạo vô hình chung phân chia tiến trình đọc thành ba hoạt động riêng biệt, có phần tách rời nhau. Và hầu hết GV tiểu học trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này đều cho rằng dạy đọc là cho HS đọc nhiều lần, đọc trôi chảy, biết thể hiện cảm xúc và nắm được nội dung bài đọc là đạt yêu cầu. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt theo mô hình chuyển giao kĩ năng”.

Mục tiêu chính trong nghiên cứu này là phát triển NL ĐH cho HS tiểu học. Nghiên cứu  tập trung  vào các KN  ĐH  như nhận  diện  chi tiết  chính và  nội  dung chính; xác định  thể  loại và bố cục văn  bản; tóm tắt văn  bản; đặt  câu  hỏi  và giải nghĩa từ trong ngữ cảnh. Các kĩ năng ĐH này được rèn luyện thông qua dạy HS các kĩ thuật ĐH theo mô hình chuyển giao KN. Câu hỏi nghiên cứu: Mô hình chuyển giao KN có tác động như thế nào đối với NL ĐH của HS tiểu học?

Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, chúng tôi xác định các nhiệm vụ cần thực hiện như sau: 

- Nghiên cứu các lí thuyết về ĐH, NL ĐH, chuẩn NL đọc, mô hình chuyển giao KN và cách thức tổ chức dạy ĐH theo mô hình chuyển giao KN để xây dựng cơ sở lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu. 

-  Nghiên  cứu  chương  trình  dạy  đọc  hiện  hành,  cập  nhật  điểm  mới  của chương trình GDPT tổng thể và Chương trình GDPT môn Ngữ văn mới để xác lập tiến trình dạy đọc ở tiểu học theo mô hình chuyển giao KN. 

- Khảo sát thực tiễn dạy đọc và đánh giá NL đọc của HS lớp 5 tại một số trường tiểu học vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung khảo sát tập trung các vấn đề: hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS ĐH, mục tiêu dạy đọc, tiến trình dạy đọc và các KN ĐH của HS. 

- Tổ chức dạy thực nghiệm, thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm phát triển NL đọc cho HS tiểu học bằng mô hình chuyển giao KN.

...

Link tải file đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn