I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã
biết, ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp
ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, nền giáo dục
đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà
thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: “học để biết, học để
làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Bộ Giáo dục
- Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường
học thân thiện - học sinh tích cực.” Trên tinh thần đó, tôi nhận thấy
rằng: chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải và nhà
trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người
tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân
toàn cầu. Với học sinh mầm non, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách
cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai cuộc sống
sau này.
Kỹ năng sống là
những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách
thức của cuộc sống hằng ngày, kỹ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng không
phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công
trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội và cách mỗi người sử
dụng công cụ ấy sẽ tạo ra sự khác biệt.
Ngày nay cuộc số
tấp nập hơn cha mẹ mải lo kiếm thật nhiều tiên mà họ đã quên mất đến việc chăm
sóc và dạy con cái. Họ thuê giúp việc chăm sóc con họ và yêu cầu giúp việc bón
cơm, tăm rửa mặc quần áo, mặc dù những công việc đó con họ có thể tự làm được.
Chính vì vậy mà khi gặp khó khăn con họ sẽ không tự giải quyết được vấn đề.
Thực trạng hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường mầm non còn
nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nét chuyển biến,
nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc
dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế, giáo viên chưa
nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình
đang dạy.
Đối với trẻ Mầm
non, chúng ta muốn con trẻ lớn lên trở thành những con người tốt, sống có sức
khỏe, có đủ phẩm chất và năng lực làm việc, trước hết chúng ta phải nhìn nhận
lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: bản thân chúng ta cần gì? thiếu gì? Làm
thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho trẻ? Làm thế nào để học sinh biết cách vận
dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? nắm bắt được những nhu
cầu của bản thân qua đó chúng ta áp dụng dạy trẻ những điều trẻ mong muốn.
Với mong muốn góp phần
vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi suy nghĩ rằng việc dạy kỹ năng
sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ
quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non” .
II .
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực
trạng kỹ năng sống của trẻ trong độ tuổi Mầm non hiện nay ảnh hưởng lớn đến
việc phát triển toàn diện của trẻ sau này, chăm sóc cho đứa trẻ trở thành con
người có ích cho xã hội, bản thân tôi đã tìm tòi và đề ra các giải pháp dạy kỹ
năng sống cho trẻ mầm non nhằm tạo được sự chuyển biến tích cực về các mặt phát
triển của trẻ ở lớp mẫu giáo nhỡ B4 nói riêng và góp phần phát triển thế hệ trẻ
lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người vừa có đạo đức vừa có trí tuệ,
sức khỏe để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Sáng kiến đưa ra
những giải pháp nhằm tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên về chăm sóc giáo dục các kĩ năng sống cho
trẻ trong trường mầm non,đồng thời tìm ra một số biện pháp nhằm hình
thành kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và
áp dụng trong thực tế hàng ngày ở trường mầm non.
III .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Toàn thể học sinh trong đang học tại lớp mẫu giáo nhỡ
Công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non hiện nay và một số giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong lớp mẫu giáo nhỡ
IV. Phương pháp
nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, nghiên cứu.
- Phương pháp luyện tập, thực hành.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thống kê, phân tích
tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh
nghiệm
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG