1. Lý do chọn đề tài
Phát triển ngôn ngữ trẻ thơ là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản để giao tiếp giữa con người với nhau và là phương tiện để nhận thức thế giới khách quan, là công cụ của tư duy, ngôn ngữ cũng chính là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của nhân loại. Nó cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lý của trẻ, là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ của trẻ về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ. Trẻ tiếp nhận ngôn ngữ, nghe hiểu và nói với tốc độ rất nhanh. Việc hiểu và diễn đạt suy nghĩ của mình bằng lời sẽ giúp trẻ dễ dàng giao tiếp và tích cực giao tiếp với người lớn, với bè bạn hơn nữa. Vì vậy, việc rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ lứa tuổi mầm non
Một trong những nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần được chúng ta chú trọng là phát triển vốn từ. Có được một vốn từ phong phú, trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt những gì mà trẻ nghe được từ mọi người xung quanh trong môi trường sống trực tiếp của trẻ, dễ dàng thể hiện cảm xúc của cá nhân, biết và hiểu được những gì người khác nói với mình, trẻ sẽ nói tốt hơn và có khuynh hướng học tốt hơn so với những đứa trẻ cùng lứa có vốn từ hạn hẹp. Và với vốn từ phong phú luôn sẵn có trong đầu, trẻ sẽ có thể tự bày tỏ mong muốn, cảm nghĩ của bản thân với nhiều người một cách có hiệu quả, qua đó nâng cao khả năng giao tiếp xã hội của trẻ, hình thành sự tự tin ở các em.
Trò chơi đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng và làm phong phú vốn từ cho trẻ. Qua vui chơi, qua trò chơi trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, phát triển lời nói trong giao tiếp một cách dễ dàng và mau chóng. Vì vậy “ Học mà chơi, chơi mà học” trở thành nét đặc trưng trong hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo. Hơn nữa, ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được tính độc lập, sáng tạo. Nhà tâm lý học G. Piaget cho rằng, trò chơi là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trường. Có thể nói khi trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻ thật sự là một chủ thể hoạt động tích cực, vì thế hoạt động vui chơi có ảnh hưởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ.
Trò chơi sẽ là một phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ, trong đó có phát triển ngôn ngữ, xây dựng lời nói cho các em. Nhà tâm lý sư phạm Xô Viết – E.I. Chikhieva - người rất thành công trong việc soạn thảo các hệ thống trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo đã đánh giá cao vai trò của trò chơi đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Bà cho rằng, trò chơi giúp trẻ phát triển một số năng lực và phẩm chất trí tuệ như sự chú ý, sự cố gắng, phát triển ngôn ngữ, biểu tượng về thế giới xung quanh, phát triển vốn từ. Nhận định trên cho thấy vị trí quan trọng của trò chơi trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trò chơi không chỉ là một phương pháp, biện pháp dạy học mà còn là một hình thức dạy học phù hợp với trẻ mẫu giáo. Thông qua vui chơi, đứa trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi và nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của mình. Vì thế việc sử dụng trò chơi để dạy học rất phổ biến.
Tuy nhiên trong thực tế, ở một số trường mầm non hiện nay, nhất là các trường ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa việc sử dụng trò chơi chưa được giáo viên chú trọng trong việc tổ chức hoạt động học, làm giàu từ ngữ của trẻ, thường thì công việc phát triển vốn từ chỉ được thực hiện khi cô trao đổi với trẻ về một điều gì đó, hoặc thông qua những cuộc đối thoại giữa trẻ với người lớn. Giáo viên ít khi để ý đến việc trẻ có từ phù hợp để diễn tả ý nghĩ hay không? phát ra âm thanh của từ và hiểu ý nghĩa của từ đó đúng hay không? Mặt khác do lớp đông, giáo viên bận rộn với quá nhiều việc, giáo viên chưa có ý thức, chưa biết cách tổ chức trò chơi, chưa có nhiều trò chơi mới. Là một giáo viên mầm non, tôi rất quan tâm đến việc làm thế nào để trẻ lĩnh hội vốn từ một cách tự nhiên, không bị gò bó, căng thẳng. Việc chọn đề tài “Thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” nhằm đẩy mạnh việc phát triển vốn từ cho trẻ, đồng thời giúp giáo viên có thêm nhiều trò chơi phù hợp để phát triển vốn từ cho trẻ tại trường mình công tác, thiết nghĩ là phù hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ, thiết kế và thử nghiệm một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Khảo sát thực trạng của trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
Trên cơ sở đó thiết kế và tổ chức
thử nghiệm các trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi.
...
Link tải file đầy đủ: TẢI XUỐNG