Skkn hướng dẫn học sinh lớp 4 viết văn miêu tả cây cối
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong đời sống, muốn người khác nhận ra những điều mình đã nhìn thấy, đã sống, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Bởi vậy, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương cũng như trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. Số tiết văn miêu tả được dạy nhiều ở chương trình bậc học và được dạy bài bản ngay ở chương trình tập làm văn lớp 4, với số tiết chiếm một nửa chương trình: 30 trên tổng số 62 tiết của năm học. Tuy nhiên, môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng đang là môn học khó gây được hứng thú cho học sinh. Khi viết văn nói chung, văn miêu tả nói riêng các em thường mắc phải khuyết điểm: “Dập khuôn, khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực”, học sinh thường học thuộc văn mẫu và khi làm bài thì các em chỉ chép ra những gì mình nhớ. Bài văn hời hợt không có sắc thái riêng của đối tượng miêu tả, thiếu sự rung cảm, …Vậy phải dạy thế nào để phân môn tập làm văn nói chung, với kiểu bài văn tả cây cối nói riêng làm đam mê người học? Điều đó đang là điều trăn trở đối với người giáo viên tiểu học trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên,
tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng viết Tập làm văn của học sinh lớp 4. Đây là một vấn đề rất rộng và khó. Tôi
chỉ đi sâu nghiên cứu một phần nhỏ trong phân môn Tập làm văn đó là: Hướng
dẫn học sinh lớp 4 làm bài văn miêu tả
cây cối.
2. Điều kiện,
thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1 .Điều kiện: Để có sự thành công trong giảng dạy thì đòi
hỏi người giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, chú ý các phương
pháp “lấy học sinh làm trung tâm”. Chịu khó đọc tích lũy vốn kiến thức văn học
cho mình . Chuẩn bị chu đáo bài dạy trước khi đến lớp. Giáo viên tâm huyết, kiên
trì, tỉ mỉ trong việc hướng dẫn học sinh học Tập làm văn. Học sinh có đầy đủ
dụng cụ học tập, đặc biệt biết lập sổ tay văn học ghi chép những từ ngữ, những
câu văn, đoạn văn hay để làm tư liệu. Lớp học không quá đông để thuận lợi cho
việc hướng dẫn, sửa lỗi cho học sinh. Phòng học có đủ các trang thiết bị cần
thiết cho việc dạy và học.
2.2. Thời gian và đối tượng áp dụng
Với phạm vi sáng kiến này tôi tìm hiểu nghiên cứu về hướng dẫn học sinh làm tốt bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4A do tôi chủ nhiệm nơi trường tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
Văn tả cây cối là loại văn căn
cứ vào những điều quan sát, ghi chép, cảm nhận được về đối tượng là cây cối
trong thiên nhiên, cảnh vật..., dùng ngôn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của
đối tượng đó, trình bày theo bố cục hợp lí và diễn đạt bằng lời văn sinh động,
khiến cho người đọc người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình. Song thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh còn lúng túng khi làm
văn. Chủ yếu là các em hay vay mượn hình ảnh ở văn mẫu hoặc bài viết có nội
dung sơ sài, liệt kê, kể lể. Câu văn thường nghèo cảm xúc, nghèo hình ảnh,
thiếu tính thực tế. Khả năng liên kết câu, liên kết đoạn thì hạn chế… Từ thực
trạng này tôi đề ra các biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt hơn thể loại văn
miêu tả cây cối. Tôi kiên trì giúp học sinh hiểu và nắm chắc yêu cầu của bài
văn tả cây cối, hướng dẫn tìm hiểu đề, quan sát tinh tế, lập dàn ý, vận dụng
các kiến thức tổng hợp để viết đoạn, viết bài văn hoàn chỉnh.
4. Khẳng định
giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Qua thực tế áp
dụng sáng kiến, tôi nhận thấy: Sáng kiến của tôi nghiên cứu có tính khả thi
cao. Biện pháp này của tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Bài làm văn của
học sinh diễn đạt tốt hơn câu văn gợi tả, gợi cảm hơn. Học sinh không sợ, không ngại học văn, hứng
thú, yêu thích môn học.
5. Đề xuất
kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
Để
sáng kiến áp dụng hiệu quả, tôi có một số kiến nghị đề xuất như sau:
- Bản thân giáo
viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, kiên trì, tỉ mỉ trong
việc hướng dẫn học sinh làm văn. Giáo viên quan tâm, động viên khuyến khích các
em dù là tiến bộ nhỏ nhất. Luôn trau dồi kiến thức, vốn sống thực tế.
- Học sinh có ý
thức học tập, rèn luyện, khuyến khích các em có sổ tay văn học, có đầy đủ dụng
cụ học tập.- Nhà trường trang bị phòng học đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho
việc dạy và học, ngoài ra trang bị thêm máy tính, máy chiếu ( hoặc màn hình ti
vi khổ lớn) phục vụ cho các tiết dạy
giáo án điện tử của giáo viên cho sinh động hơn.
...
Link tải file word đầy đủ 47 trang : TẢI XUỐNG