Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh
tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là là giáo dục lớn của dân
tộc. Người đã để lại cho chúng ta nhiều quan điểm giáo dục có giá trị, trong đó
quan điểm “ Học đi đôi với hành” là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng
và là qui luật của sự phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền
giáo dục Việt Nam hiện đại, tương lai. Vì thế đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị
của quan điểm đó có ý nghĩa sâu sắc và hết sức quan trọng định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn
giáo dục, đào tạo ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Quan điểm “ Học đi đôi với hành”
có quan hệ chặt chẽ với quan điểm “ Lý luận gắn liền với thực tế”. Người chỉ
ra: “ Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm vào lý luận. Lý luận
cũng như cái tên hoặc viên đạn. thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà
không bắn hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luân cốt để áp dụng vào
thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì
vậy chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành”. Kế thừa
và phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, Nghị quyết Đại
hội XI Đảng đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục... Đổi mới mạnh mẽ nội dung,
chương trình, phương pháp dạy và học”.
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt
động giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo từ tháng 01/2018,
đây là một chương trình giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, ở tiểu học gọi
là Hoạt động trải nghiệm, ở Trung học cơ sở và trung học phổ thông gọi là Hoạt
động trải nghiệm hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm là một nội
dung chương trình mới được PGD&ĐT Krông Ana có định hướng cho các trường
đăng ký nội dung thực hiện trong năm học 2018-2019.
Nhà trường đang thực hiện Mô hình
trường học mới (VNEN) đã tổ chức nhiều tiết học có sự tham gia của cộng đồng,
cha mẹ học sinh cùng tham gia các tiết học để giúp học sinh cùng cha mẹ đưa nội
dung các tiết học sát với cuộc sống thực tế hơn nhưng các tiết học mới tổ chức
ở trong trường học chưa tổ chức ở ngoài trường học; vậy làm thế nào để tổ chức cho học sinh trải
nghiệm học các kiến thức ở môi trường bên ngoài trường học đạt hiệu quả, đây là
nội dung chương trình mới đòi hỏi tập thể CBGV nhà trường phải bỏ nhiều công
sức để nghiên cứu thực hiện, vì vậy tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) cho học sinh.
Để thực hiện đề tài này bản thân cần
phải nhận thức tốt một số điểm sau:
Nắm
rõ đặc điểm của HĐTNST, chương trình hoạt động trải nghiêm, các hoạt động trải
nghiệm, hình thức tổ chức trải nghiệm.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường, các giải
pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hình thức tổ chức
các HĐTNST.
3. Giới hạn của đề tài
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học trong năm học 2018 – 2019.
4.Phương pháp nghiên cứu.
-
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
-
Phương pháp khái quát hóa.
-
Phương pháp phỏng vấn
-
Phương pháp điều tra;
-
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
-
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
5. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm mục
đích đề xuất một số biện pháp tích cực để tổ chức các HĐTNST cho học sinh các
khối nhằm để học sinh được trải nghiệm thực hành nhiều, các em có điều kiện đưa
các kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống, phát huy tính tích cực, sáng
tạo; nâng cao chất lượng dạy học và hiệu lực quản lý nhà trường ở trường tiểu
học.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống