Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn địa lí

  


1. Cơ sở lí luận:

Trong hệ thống các ngành khoa học, Địa lí là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời. Vai trò của nó đã được khẳng định qua nhiều thời đại, nhất là những thập niên gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là một trong những môn văn hóa cơ bản trong chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới. Việc giảng dạy Địa lí trong trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được thế giới xung quanh để làm những công dân tốt.

Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Địa lí lớp 4 đóng một vai trò rất quan trọng. Mục tiêu dạy học môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí  đơn giản ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Nhờ đó, lần đầu tiên các em hình dung được một cách cụ thể về đất nước mình. Đây cũng là một tiền đề để xây dựng tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam cho các em. Bên cạnh đó, môn học bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đối với học sinh lớp 4, mỗi bài địa lí là một vấn đề hết sức mới mẻ và thú vị. Vì vậy làm thế nào để học sinh có những kiến thức cơ bản về địa lí, giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn và khoa học, có những kĩ năng cần thiết, phát triển được năng lực và nhân cách của mình là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học môn Địa lí.

Đối với môn Địa lí, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức và rèn luyện kĩ năng học bộ môn chứ không phải để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực (đến mức tối đa) khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và bảng số liệu trong dạy – học môn Địa lí là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của tiết dạy, vì nó làm tăng hiệu quả giờ dạy, học sinh có hứng thú trong học tập, giờ học vui tươi thoải mái, các em được mở rộng tầm mắt ra xa hơn và nó là phương tiện phát triển tư duy. Việc làm đó đòi hỏi người giáo viên phải coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.

2. Cơ sở thực tiễn:

Trong quá trình giảng dạy ở nhà trường tiểu học hiện nay, nhiều giáo viên đã không ngừng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để tạo nên những tiết học hay, giờ dạy tốt. Đặc biệt, việc dạy – học phân môn Địa lí đã có nhiều đổi mới cả về hình thức tổ chức và phương pháp dạy – học để đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu giáo dục đề ra và đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết của bộ môn đối với nhu cầu của xã hội. Còn đối với học sinh, một số em chưa biết cách học, ngại học, chưa có lòng đam mê, yêu thích môn học một cách tự nhiên, dẫn đến việc học của các em mang tính thụ động mà thiếu mất tính chủ động, tích cực và lòng ham thích khám phá, tìm tòi thực tế; các em vẫn còn thói quen học thuộc lòng không tư duy, hệ thống các kiến thức một cách khoa học dẫn tới kết quả học tập chưa cao.

3. Tính cấp thiết.

Mỗi người giáo viên cần phải làm thế nào để các em có lòng say mê, yêu thích môn học, giúp các em phát triển được năng lực học tập, qua đó giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về Tổ quốc Việt Nam thân yêu…

Là một giáo viên Tiểu học đã có gần 30 năm trong nghề, có nhiều năm dạy lớp 4, 5, trước thực trạng của việc dạy – học môn Địa lí hiện nay khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở.

4. Mục đích nghiên cứu

-. Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của đất nước ở miền núi và trung du, miền đồng bằng và duyên hải.

-. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng địa lí như: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các  mối quan hệ địa lí đơn giản.

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen: ham hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường. 

...

Link file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn