I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Trong báo cáo của UNESCO [4,66,67,83]: “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” đã
xác định các trụ cột của giáo dục như sau: “Học để hiểu, học để làm,
học để hợp tác, cùng chung sống
và học để làm người”, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Muốn thực hiện được điều này, trong
dạy học hiện nay, một trong những mục
tiêu quan trọng là phải hình thành phương pháp tự học ở người học. Học sinh
không chỉ học tri thức của mà còn học cả cách tìm ra tri thức và những kỹ năng
cần thiết để có thể tự học tập một cách độc lập và chủ động. Như vậy, kiến thức
chưa phải là đích cuối cùng mà thông qua kiến thức học thúc đẩy được động cơ,
hình thành được phương pháp, kỹ năng học.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng sức mạnh nội lực – tự học của con người. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII (12/1996) đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh nhiên…”.
Muốn thực hiện được điều này, trong
dạy học hiện nay, một trong những mục
tiêu quan trọng là phải hình thành phương pháp tự học ở người học. Học sinh
không chỉ học tri thức của mà còn học cả cách tìm ra tri thức và những kỹ năng
cần thiết để có thể tự học tập một cách tích cực, chủ động và độc lập. Như vậy, có thể nói
tự học là một trong những kĩ
năng quan trọng của giáo dục,
là năng
lực cần có của mỗi học sinh. Đặc biệt, đối với chương trình phổ thông mới
thì việc tự học là một trong
năng lực quan trọng và cần thiết
đối với học sinh.
2. Cơ
sở thực tiễn
Tuy
nhiên, đối với học sinh nói chung
và học sinh THCS nói riêng, khả
năng tự học còn chưa tốt, các em chưa có ý thức, kĩ năng,
phương pháp cũng như kinh nghiệm.
Điều đó dẫn đến hoạt động tự học của học sinh hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập. Trong hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn
cấp THCS nói riêng, học sinh vẫn học theo lối ghi chép máy móc, học nhồi nhét, thụ
động. Khả năng tự
học - yếu tố nội lực
ở học sinh vẫn ở dưới dạng tiềm năng. Việc rèn
phương pháp tự học cho học sinh trong
môn Ngữ văn còn gặp không ít
khó khăn. Thực tế hiện nay
cho thấy, số học sinh
yêu thích môn Ngữ văn ngày
càng ít đi, một số
ít bộ phận học sinh có ý
thức học thì chúng ta lại chưa
phát huy được niềm đam mê học Văn
ở các em.
Trong hai năm học vừa qua, do tình hình đại dịch Covid diễn biến phức tạp nên hoạt động dạy học đã bị ảnh hưởng rất lớn. Thay vì dạy học trực tiếp như trước, đã có nhiều thời điểm trong năm học chúng ta phải chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến. Trong bối cảnh dạy học trực tuyến, việc tự học lại càng trở nên cần thiết và cấp bách. Theo tinh thần Công văn 4040/BGDĐT – GDTrH ngày 16/9/2021, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch Covid – 19 thì sự giảm tải đã được thể hiện rất rõ ở tất cả các môn học. Trong đó, bộ môn Ngữ văn có rất nhiều các đơn vị bài học đã được chuyển thành hình thức tự đọc, tư học, tự làm nên càng làm cho vai trò của hoạt động tự học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Làm thế nào để học sinh THCS có thói
quen tự học? Đây là một bài toán mà các giáo viên cần đặc biệt quan tâm và cũng
là vấn đề mà bản thân tôi vô cùng trăn
trở, khi giáo viên và học sinh chỉ có thể tương tác với nhau qua màn hình nhỏ.
Nhằm đáp ứng được những đòi hỏi đó và góp phần vào việc nâng cao chất lượng học
tập cho học sinh hiện nay, tôi đã thực hiện đề tài: “Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn
cho học sinh trung học cơ sở (THCS) qua
hoạt động tự học ở nhà” với mong muốn góp một số ý kiến nhỏ của mình trong việc
rèn kỹ năng tự học, phát triển năng lực
học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
Link tải file word đầy đủ 36 trang: XEM TẠI ĐÂY