skkn hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần phi kim hóa học lớp 10
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều học
sinh hoàn toàn không có hứng thú đối với các tiết học lý thuyết suông và những
câu hỏi bài tập nhàm chán dẫn đến hiện tượng các em cảm thấy “áp lực” mỗi khi đến
tiết học bộ môn.
Đặc thù riêng của môn Hóa
học trong trường trung học phổ thông vừa là môn khoa học tự nhiên vừa gắn liền
với thực tế rất chặt chẽ, tuy nhiên như đã đặt vấn đề ở trên, nếu giáo viên
không gắn môn học của mình với thực tế thì học sinh rất khó tiếp thu, giảm hứng
thú với bộ môn, không phát huy được nội dung giáo dục của bộ môn hướng tới học
sinh.
Công nghiệp hiện đại mang
đến cho con người vô vàn lợi ích, nhưng mặt trái của nó lại mang tới những mối
nguy hại đến sức khỏe con người và vấn đề về môi trường.
Tuy nhiên, việc
giáo dục môi trường và an toàn thực phẩm trong trường phổ thông hiện nay còn gặp
nhiều khó khăn như: học sinh chưa hứng thú với những nội dung mang tính lý thuyết
về môi trường, nhà trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất để ứng dụng nội
dung giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bài giảng trên
lớp, nguồn tư liệu để giáo viên sử dụng trong việc lồng ghép nội dung giáo dục
môi trường, an toàn thực phẩm rất nhiều nhưng thiếu tính hệ thống,...
Với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu,
thiết thực, gần gũi với đời sống, lôi cuốn học sinh khi học và học sinh chủ động
nghiên cứu lĩnh hội tri thức và cung cấp thêm nguồn tư liệu để
giáo viên sử dụng trong việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực
phẩm một cách hệ thống tôi đã chọn đề tài: “ Hệ thống câu hỏi gắn liền với
thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần phi kim hóa học lớp 10”
1.2. Điểm mới của đề tài
Trong SKKN này tôi đã
xây dựng hệ thống gồm 33 câu hỏi, bài tập bài tập TNKQ thuộc ba chương: Nhóm
Halogen; Nhóm Oxi chương trình Hóa học 10. Nội dung các bài tập liên quan đến vấn
đề môi trường, an toàn thực phẩm cho giáo viên nghiên cứu, tích lũy thêm tài liệu
giảng dạy.
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi nêu trên một cách thường xuyên sẽ kích
thích học sinh lắng nghe, tìm hiều và tạo niềm yêu thích hứng thú, hăng say với
bộ môn rất lớn, góp hành trang cho các em tự tin hòa nhập cũng xã hội.
2. Phần nội dung
2.1.
Thực trạng của việc sử dụng các câu hỏi gắn liền với
thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy môn hóa học ở các trường phổ thông hiện nay.
2.1.1. Thực trạng về chương trình
Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố
trong sách giáo khoa có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm còn quá ít. Học sinh khó tiếp cận với vấn đề.
2.1.2.
Thực trạng về giáo viên
Thực tế cho thấy để có một tiết học
hoàn chỉnh đúng ý nghĩa về mặt phương pháp lẫn nội dung đòi hỏi người giáo viên
phải đầu tư về thời gian và trí tuệ rất nhiều, trong khi đó lượng kiến thức
trong một tiết học lại rất nhiều, kết hợp với tâm lý thi cử nên nhiều giáo viên
chưa chú trọng đến vấn đề được đặt ra ở trên, chủ yếu nếu còn thời gian thì cho
học sinh rèn kĩ năng làm bài tập.
2.1.3. Thực
trạng về học sinh
Hiện nay học sinh được đào tạo nhiều
kĩ năng để có thể hòa nhập vào xã hội hiện đại, phát triển nhanh đến chóng mặt,
kết hợp với lượng kiến thức phải nhồi nhét khá nhiều, xã hội xung quanh có nhiều
cám dỗ làm hao phí thời gian của học sinh như internet, điện thoại thông minh,
khiến cho các em hầu như không có thời gian để tập trung vào một vấn đề nói
chung và môn Hóa học nói riêng, đa số các em chỉ nặng về vấn đề thi cử, các kĩ
thuật giải nhanh mà không chú trọng đến các vấn đề xã hội khác.
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc sử dụng các câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy môn Hóa học
ở các trường phổ thông hiện nay không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà
còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn tính kiên nhẫn cho học sinh,
khiến học sinh quan tâm đến xã hội nhiều hơn, mang lợi ích cho cộng đồng.
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG