Xây dựng đề kiểm tra môn lịch sử và địa lí lớp 4 sử dụng trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

 Xây dựng đề kiểm tra môn lịch sử và địa lí lớp 4 sử dụng trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh


Trong những năm gần đây, việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học liên tục đổi mới, cụ thể: Thông tư 32 (năm 2009), thông tư 30 (năm 2014) và đặc biệt mới đây là thông tư 22 (năm 2016 sửa đổi, bổ sung thông tư 30). Mục đích của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của học sinh để có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 

Đồng thời giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.   Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tại phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, ngày  23/02/2017  đã  tổ  chức  tập  huấn  thông  tư  số  22/2016/TT-BGDĐT  cho  cán  bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học. Ngày 22/04/2017, bộ phận chuyên môn trường tiểu học Hòa Phú - Đà Nẵng cũng đã tổ chức thành công buổi tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì các môn học theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT cho toàn thể giáo viên nhà trường.  

Mặc dù đã được tập huấn, chuyên đề nhiều về công tác ra đề song phần lớn với môn Toán, Tiếng Việt giáo viên thực hiện tương đối nhuần nhuyễn, còn một số môn học ít tiết như Lịch sử và Địa lí, Khoa học,…giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách lập ma trận trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì chưa đúng các mức  độ  và  tỉ  lệ  theo  quy  định.  Nội  dung  kiến  thức  và  hình  thức  các  câu  hỏi  trắc nghiệm khách quan chưa phong phú, đa dạng.  
Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng đề kiểm tra môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 sử dụng trong kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài xác định quy trình xây dựng đề kiểm tra môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo thông tư 22, từ đó xây dựng một số đề kiểm tra để giáo viên và học sinh tham khảo trong quá trình kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.

Nhiệm vụ nghiên cứu   
Để đạt được mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. 
- Điều tra thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học. 
- Xây dựng một số đề kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Link đầy đủ 104 trang: XEM VÀ TẢI XUỐNG
Mới hơn Cũ hơn