Skkn một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức hồ chí minh trong dạy học lịch sử 11, 12

Skkn một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức hồ chí minh trong dạy học lịch sử 11, 12



Lí do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới, suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành chọn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta đất nước ta”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Người đã đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng to lớn, một nhân cách đạo đức cao cả.. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam.

Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, trong những năm qua, Trung ương Đảng đã triển khai, tổ chức và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong mọi nghành mọi giới, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng do ảnh hưởng từ những mặt trái cuả nền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hoá và đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện phấn đấu một bộ phận thanh thiếu niên nói chung, đang có những biểu hiện tiêu cực như chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh, xa vào các tệ nạn xã hội thậm chí là vi phạm pháp luật…đó là một vấn đề luôn đựơc xã hội quan tâm. Vì vậy Đảng ta đã xác định giáo dục và đaò tạo có một vị trí rất quan, trong giáo dục phải lấy giáo dục con người làm gốc.

Tại trường THPT, sau 3 năm triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng. Tuy nhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà trương cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì trong công tác giảng dạy nói chung ,bộ môn lịch sử nói riêng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội… Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước. Từ những vấn đề trên cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần dạy học theo phương pháp đổi mới đã được tiếp thu, bồi dưỡng qua các đợt tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức sau một năm thí điểm cộng với kinh nghiệm vốn có của mình, năm học này tôi đã chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử”

Mục đích nghiên cứu

+ Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .

+      Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập,rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề cập đến cac góc độ trong nội dung và tư tưỏng đạo đức Hồ Chí Minh, đưa ra một vài phương pháp lồng ghép mang tính khả thi và cần thiết trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

...

LInk tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI TẠI ĐÂY
Mới hơn Cũ hơn