Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỉ
của tri thức khoa học với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin.
Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam đã và đang bước vào thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế, văn hóa, xã hội đang có những
chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi ở mọi ngành và đặc biệt là GD
& ĐT phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện từ triết lí, mục
tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học,…nhằm hướng đến mục tiêu tạo
ra những thế hệ ngƣời lao động có đủ phẩm chất và năng lực để
có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Giáo
dục không chỉ làm nhiệm vụ cung cấp tri thức mà còn giúp người học hình thành và
phát triển các kĩ năng và năng lực cần thiết.
Chương trình giáo dục
định hƣớng phát triển năng lực đã
được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành
xu hướng giáo dục quốc tế. Với nền giáo dục Việt Nam, nghị quyết Hội nghị
Trung Ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT xác định nhiệm
vụ của đổi mới là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng sự phát triển phẩm chất, năng lực của
ngƣời học”, “cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục phải hƣớng vào người học,
rèn luyện và phát triển khả năng GQVĐ một cách năng động, độc lập sáng tạo ngay
trong quá trình học tập ở nhà trƣờng phổ thông. Áp dụng những phương pháp giáo
dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tƣ duy sáng tạo, NLGQVĐ”. Thông tư 22
của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề cập đến một số năng lực cần phát triển ở
học sinh tiểu học bao gồm: năng lực tự phục vụ, tự quản; năng lực hợp tác; năng
lực tự học và giải quyết vấn đề.
Trong hệ thống các năng
lực cần hình thành và phát triển
cho học sinh, NLGQVĐ là một trong những năng lực quan trọng và cần
thiết nhất đối với học sinh. Năng lực GQVĐ giúp học sinh phát huy tối đa tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của bản thân. Một khi học sinh đã hình
thành được năng lực này các em sẽ tự giác tiếp thu các tri thức bằng
các tự tìm tòi, khám phá qua nhiều kênh thông tin cả trong và
ngoài trường học, các em sẽ biết vận dụng các kiến thức lĩnh hội được để giải
quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, trong xu thế hội
nhập với một xã hội không ngừng
biến đổi đòi hỏi con người phải
thường xuyên đối mặt với những tình huống
có vấn đề trong cuộc sống. Con người cần học cách
ứng phó và giải quyết những vấn đề
một cách khéo léo, thông minh và sáng tạo để duy trì các mối quan
hệ xã hội tốt đẹp. Do đó, vấn đề giáo dục các năng lực và đặc biệt là năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh là vấn đề vô cùng quan trọng. Theo đó, việc dạy
học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến
thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà
phải làm cho người học học được cách đáp ứng hiệu
quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học, biết tự tìm tòi, khám
phá và có khả năng liên hệ ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc
sống sau này.
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo
dục quốc dân, có nhiệm vụ trang bị những kiến thức, cơ sở ban đầu cho học sinh,
là nền móng cho các em học các bậc học tiếp theo. Giáo dục tiểu học là bước đầu
tiên xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức nhân cách và tư duy cũng như kĩ năng của các em trong tương lai. Bậc tiểu học là bậc học vô
cùng cần thiết để rèn luyện và xây dựng cho các em nền tảng kiến thức vững
chắc, các năng lực cần thiết nhằm đưa các em đến sự phát triển tối
đa trong thời gian tiếp theo. Chính vì thế, việc phát triển các
năng lực và đặc biệt là năng lực GQVĐ cho học sinh tiểu học là một vấn đề thiết
yếu.
Cùng với các môn học trong bậc tiểu học nhƣ Toán, Tiếng việt, Đạo đức,…thì hình thành và phát triển năng lực GQVĐ trong môn Khoa học là một nội dung quan trọng. Trong chƣơng trình môn Khoa học ở Tiểu học, kiến thức trong chủ đề Vật chất và năng lƣợng có nội dung rất phong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh. Các kiến thức trong chủ đề này không chỉ là những nội dung liên quan đến kiến thức của các bậc học tiếp theo mà quan trọng hơn nó giúp HS giải thích đƣợc nhiều hiện tƣợng sẽ gặp trong thực tế đời sống. Vì vậy, việc sử dụng dạy học các chủ đề Vật chất và năng lƣợng trong chƣơng trình Khoa học lớp 5 để phát triển NLGQVĐ cho HSTH là vấn đề mang tính cấp thiết, cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Từ các lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 5”
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực trạng rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề trong dạy và học môn Khoa học lớp 5. Qua đó,
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ thông qua
dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng trong môn Khoa học 5.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ
năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Khoa học lớp 5.
- Điều tra thực trạng rèn
luyện năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh trong môn Khoa học lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Vật chất và năng
lượng trong môn Khoa học lớp 5.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường Tiểu học
để đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của hệ thống các biện pháp đã đề xuất nhằm
phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh trong dạy học môn Khoa học.