1. Lí do chọn
đề
tài
Ngày nay với
sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói
chung, của ngành tin học nói riêng, với
những tính năng ưu
việt. Đây được coi là một
phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc
sống xây dựng và
phát triển xã hội, mà Đảng
và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông
cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu CNH - HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới
nền kinh tế tri thức
của nước ta nói riêng
và thế giới nói chung.
Chính vì xác định
được tầm quan trọng đó nên Ngành Giáo
dục đã đưa môn Tin học vào
trong nhà trường và
ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin
học để làm quen dần với lĩnh
vực CNTT, tạo nền móng
cơ sở ban đầu để học những
phần nâng cao trong các cấp
tiếp
theo.
Trong những năm gần đây,
việc thay sách giáo khoa
và mở các lớp bồi dưỡng,
tập huấn đồng thời là việc
bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã hoàn chỉnh từ cấp Tiểu học. Trong
các phương pháp được giới thiệu bồi dưỡng, tập huấn,
đáng chú ý hơn cả là phương
pháp: Thảo luận nhóm
trong lớp học.
Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc
học thì cần đẩy mạnh việc
dạy học “Lấy học sinh làm
trung tâm” thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm
ngay trong lớp dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
Đối với môn Tin
học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức
trừu tượng, khó hiểu, mà
các em lại không có nhiều
thời gian cho môn học này, và cũng vì
các em phải tập trung cho các môn học chính. Nhưng làm
sao vận dụng tốt phương
pháp thảo luận nhóm
để giảng dạy môn Tin học?
Sẽ được tổ chức như thế nào?
Mục tiêu của bài là gì? Cách thực hiện ra sao?...
Quả là một vấn đề đang
đặt ra nhiều thử
thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã đạt chuẩn quốc gia
mức độ I và đang ra sức phấn đấu xây dựng trường lên mức độ II, các danh hiệu
học sinh giỏi cấp huyện
cấp tỉnh ngày càng cao. Các thầy cô giáo đã
và đang tự hào về thành
tích dạy tốt và có được
những thế hệ học trò giỏi
và thành đạt là niềm vinh dự, tự hào. Hạnh phúc nhất
trong cuộc đời giáo viên là đào tạo được những học sinh
giỏi. Cá nhân tôi với
nhiều năm nay được dạy ở mái trường TH
tôi luôn tâm đắc điều
này. Song tôi cũng cho rằng, người thầy cũng sẽ tìm được niềm vui cũng như
vị thế của mình khi chú trọng
đến việc làm thế nào để giúp các em
học sinh có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn.
Là một giáo viên tin học, tôi đã luôn chứng kiến
cảnh học sinh chưa biết
về
máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy
tính, bên cạnh các em chăm
ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều
em gặp khó khăn trong việc
học môn tin học. Đặc biệt là học
sinh lớp 4, nhiều em chưa có hứng thú
trong học tập, còn thụ
động trong việc học môn Tin học vì vậy tôi mạnh
dạn chia sẽ một số ý
kiến, suy nghĩ của mình qua sáng
kiến; “Một số biện pháp nhằm
phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh trong học tập môn tin học
tiểu
học”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ thực
trạng, khả năng tiếp thu
bài của học sinh để rút ra bài học kinh nghiệm dạy học cho bản thân,
từ đó có sự thay đổi
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của mình.
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu các
tài liệu hướng dẫn về việc dạy học môn tin học. Thao giảng, dạy thử nghiệm.
Trao đổi, rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn học
sinh thảo luận nhóm. Kiểm tra, đánh giá kết quả.
3. Đối tượng
nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc làm thế
nào để phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập môn tin học tiểu học.
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG