1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của các nền kinh tế
mạnh ở các nước có ít tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực vật chất và tài chính
nghèo nàn, như Nhật Bản, và đến cuối thế kỷ XX, với sự xuất hiện các nước công
nghiệp mới ở châu Á đã chứng minh vai trò quan trọng của nguồn lực con người và
khoa học, nhờ vậy quản lý nguồn lực con người trong tổ chức và vai trò của quản
lý nguồn nhân lực trong giáo dục đã có một vị thế quan trọng. Quản lý có hiệu
quả nguồn nhân lực là chìa khóa để giải phóng sức sáng tạo cá nhân và nhờ vậy tổ
chức đạt được lợi thế cạnh tranh.
Nguồn nhân lực có chất lượng, đạt chuẩn nghề nghiệp là một trong những yếu
tố quyết định thành quả của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông. Cán bộ quản lý nhà trường phải làm sao khơi dậy được động lực nghề nghiệp,
khát khao vươn lên của đội ngũ giáo viên, tạo môi trường làm việc để đội ngũ giáo
viên trau dồi chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Và chỉ khi đó, quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT
sẽ quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
nhà trường.
1.2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị
lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) về “Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cấu CNH, HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”đã
xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định
chất lượng giáo dục, phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD- ĐT” [34].
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo
viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”[83].
Ngày 22/10/2009 Bộ
GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo
viên THCS, giáo viên THPT nhằm giúp cho các nhà trường có điều kiện để quản lý
có hiệu quả đội ngũ giáo viên [13].
1.3. Trong những năm qua, dù còn những
khó khăn, bất cập, các nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng đã có
nhiều cố gắng và duy trì nâng cao chất lượng dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy
học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sẽ có nhiều biện pháp, nhưng biện
pháp quyết định đó là phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT.
Tuy nhiên, giáo dục
trong các trường THPT hiện nay vẫn ở tình trạng thiên về dạy
đối phó, dạy lệch để đáp ứng các kỳ thi. Vì vậy, giáo dục chưa đáp ứng được những
yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh, để họ có khả năng phục vụ sự nghiệp
phát triển đất nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém đó là đội
ngũ giáo viên nói chung và THPT nói riêng còn nhiều bất cập về số lượng, cơ cấu,
phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp, thiếu động lực tự học và đổi mới,
chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới về chương trình, phương pháp dạy học, sử dụng
công nghệ thông tin và ngoại ngữ hay nói cách khác, chưa phát triển được năng lực
cho chính người dạy.
1.4. Giáo dục THPT
của khu vực Tây Nguyên nói
chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong thời
gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần phát triển kinh tế - xã
hội, cơ sở vật chất, công tác xã hội hóa giáo dục đều khởi sắc. Tuy vậy, đội ngũ giáo viên tỉnh Lâm Đồng cũng không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém như phân
tích ở trên, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khu vực là vùng kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc, đa dạng về tôn giáo,... Qua thống kê của Trung tâm Tin học thuộc Bộ GD&ĐT năm 2013 thì trong số 100 trường
THPT chất lượng nhất Việt Nam không có trường nào ở Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2008, Thủ tướng
Chính phủ có Quyết định số 25/QĐ-TTG ngày 05/2/2008 về “Ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế - Xã hội đối
với các tỉnh vùng Tây
nguyên đến năm 2010”. Theo đó giải pháp trọng tâm là phải tăng cường đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên ở
khu vực này đủ và mạnh [81].
Với những vấn đề
đang tồn tại của giáo dục và đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trước yêu cầu đặt ra từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII
của BCH TW khóa XI, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo, cần có một nghiên cứu khoa học xác đáng với những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT của tỉnh Lâm Đồng toàn diện, khả thi. Vì vậy, đề tài “Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” cần được đặt ra và nghiên cứu một cách có hệ thống.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn
đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm
Đồng, đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường
THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT, chiến
lược phát triển trường THPT và yêu cầu của địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách
thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường THPT.
Đối tượng
nghiên cứu: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh
Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục THPT.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Giới
hạn đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu này, đề
tài sử dụng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực để nghiên cứu quản lý đội ngũ
giáo viên của hiệu trưởng trường THPT công lập tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển đội ngũ giáo viên thành nguồn
nhân lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường.
4.2. Giới hạn đối tượng khảo sát
Nhóm 1: 02 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT;
Nhóm 2: 148 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trường THPT;
Nhóm 3: 569 giáo viên trường THPT.
Đề tài tiến hành khảo sát trên 12 trường THPT của tỉnh Lâm Đồng gồm thuộc địa bàn thuận lợi,
địa bàn ít thuận lợi và địa bàn khó khăn.
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG