1. Lý do chọn đề tài
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Trẻ em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc,
niềm hi vọng của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Làm
tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ lứa tuổi mầm non là một sự khởi đầu
hết sức quan trọng và cần thiết hình thành nhân cách cho trẻ để sau này trẻ trở
thành những người công dân tốt - thế hệ tương lai của đất nước.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với
tâm hồn của những thiên thần. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao mơ ước và
hy vọng của ông bà, cha mẹ. Một trong những mơ ước lớn nhất mà bất kỳ ông bố,
bà mẹ nào cũng mong muốn ở đứa con của mình là trong tương lai đứa bé đó sẽ trở
thành một người tốt, sống có đạo đức, biết kính trên nhường dưới, biết yêu
thương, biết sống thế nào để trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng
đồng.Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào lớn lên cũng đều trở thành người như cha
mẹ chúng mơ ước .Tôi nhớ có người từng nói ‘‘Trẻ em như tờ giấy trắng tinh, khi
ta đổ vào đó mực đỏ thì nó sẽ có màu đỏ, khi ta đổ vào đó màu đen thì nó trở
thành màu đen”. Điều đó thật đúng các bạn ạ! Chính cuộc sống hiện đại, đầy cám
dỗ ngày nay đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những trang giấy trắng,
những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại có thể biến các
bé thành những người sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình mà không biết nghĩ
tới người khác. Những giá trị đạo đức như sự yêu thương và chia sẻ đến mọi
người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở
thành những người có ích cho xã hội và biết yêu thương, sẻ chia với mọi người
xung quanh.
Trong xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ngày nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người dường như cũng bận
rộn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy đôi khi vô tình ta bỏ quên sự
yêu thương và chia sẻ của minh đối với mọi người trong gia đình. Chia sẻ là thể
sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật hiện tượng xung
quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, sự quan tâm hay giúp đỡ người khác về cả vật
chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai
cũng có thể làm được từ trẻ nhỏ đến người già. Trẻ ngay từ nhỏ đã biết yêu thương.
Tuy nhiên trên thực tế trẻ không phải lúc nào chúng cũng thể hiện được tình yêu
thương và sự sẻ chia đó.
Lòng yêu thương sự quan tâm và yêu thương được hình thành một cách tự
nhiên thông qua các thói quen hướng về người khác. Ở trẻ em, lòng nhân ái, sự
yêu thương và sẻ chia sẽ được chắp cánh khi được người khác bày tỏ sự đồng
tình, ngợi khen trước những hành vi thể hiện sự quan tâm của trẻ đến người
khác. Đặc biệt là với người thân và bạn bè của trẻ.
Thái độ thờ ơ, thiếu
sự chia sẻ, quan tâm của người lớn có thể làm cho trẻ cảm thấy lạc lõng và nhụt
chí. Lâu dần, các em cũng sẽ trở nên lạnh lùng với mọi người, bàng quan với
những vấn đề xung quanh. Mặt khác, môi trường xã hội mà các em tiếp xúc nếu
thiếu lành mạnh sẽ làm trẻ bị ảnh hường tiêu cực, khó hình thành thói quen tốt
cho lòng yêu thương và sự sẻ chia.
Nhân
cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở nền
tảng của giáo dục. Là một giáo viên có tương
đối nhiều năm dạy tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo
dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân
và mọi người xung quanh? Và đó là lý do trong năm học này tôi mạnh
dạn chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 24-36
tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh" làm sáng
kiến kinh nghiệm của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp dạy trẻ nhà trẻ 24-36
tháng
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi, khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã
áp dụng đề tài tại lớp nhà trẻ với sĩ số 40 trẻ do tôi phụ trách. Đề tài được
tiến hành từ tháng .. đến tháng ...
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu tôi dã thực hiện và
sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực hành
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG