1. Lí do chọn đề
tài:
“Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”
Trẻ em là niềm hạnh
phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo
dục trẻ em là trách nhiêm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Đối với
việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt
động vui chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển trẻ nhỏ về
mọi mặt như: Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực. Nhận thức được ý nghĩa to lớn
đó, ngành giáo dục mầm non đã đề ra mục tiêu rõ ràng là hình thành cơ sở ban
đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Ở trường mầm non trẻ không chỉ
được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều hoạt động khác.
Là một giáo viên
đứng lớp mẫu giáo nhỡ nhiều năm, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức hoạt
động góc cho trẻ giúp trẻ vừa vui chơi, vừa tiếp thu các kỹ năng sống một cách
tốt nhất thông qua việc nhập vai chơi. Và tôi nhận ra rằng: Góc chơi càng phong
phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi và tạo sự ham muốn được khám phá mở
mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã
thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực
hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển
toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm
xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau trong
công tác giáo dục trẻ. Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú trong
hoạt động chơi của trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn đó
là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi hứng thú tham gia
hoạt động góc”.
2. Mục đích đề
tài:
Hoạt động góc là
hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bởi trong hoạt động góc trẻ được tập làm,
tập bắt chước giống người lớn, được thoải mái thể hiện ý tưởng cũng như hành
động vui chơi của mình. Chính vì vậy là một giáo viên đã có nhiều năm công tác,
tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động góc và thực sự
mang lại kết quả tốt cho việc phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Trong quá
trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng, giáo viên cần
phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục
vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
3. Bản chất cần
được làm rõ:
Làm thế nào để
trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc
4. Đối tượng
nghiên cứu:
Trẻ
mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non
5. Phương pháp
nghiên cứu:
- Thực hành
- Khảo sát
- Thực hành
- Trao đổi
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG