Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu
văn hoá khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con
người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc
sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần . Từ đây, họ biết
tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội , tư duy
. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản ,
giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư
tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm về văn chương con
người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm , nảy nở
những ước mơ cao đẹp , được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng
như được bồi dưỡng tâm hồn. không biết đọc con người sẽ không có điều kiện
hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ , không thể hình thành được một
nhân cách toàn diện .
Dạy Tiếng Việt ở tiểu học là trang bị cho HS những tri thức về hệ thống tiếng
Việt, về chuẩn tiếng Việt, rèn luyện cho HS những kỹ năng sử dụng tiếng Việt
trong quá trình giao tiếp bao gồm các kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết.Trong đó
kỹ năng đọc là hoạt động được chú ý đúng mức ngay từ lớp Một.
Ở tiểu học, môn tiếng Việt rất quan trọng. Học tốt môn tiếng Việt các em có
điều kiện học tốt các môn học khác. Bởi thông qua việc dạy học môn tiếng Việt,
góp phần rèn luyện các thao tác tư duy và cung cấp cho HS những kiến thức sơ
giản về tiếng Việt, về tự nhiên xã hội và con người, về văn hoá, văn học của
Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để có thể bày tỏ ý nghĩa, tình cảm của mình, người ta phải nói hoặc viết tiếng
Việt cả 2 dạng ngôn ngữ (lời nói, chữ viết). Có nghĩa là dạy cả 4 kỹ năng
(nghe, nói, đọc, viết) là dạy HS cả lĩnh hội và sản sinh các ngôn ..... bằng
tiếng Việt.
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu
tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải
đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động
cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn
minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách
có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn tiếng
việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển
năng lực đọc cho học sinh.
Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng
đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải
làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình
một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu
biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết
suy nghĩ một cách lô gich cũng như biết tư duy có hình ảnh... Dạy đọc không chỉ
giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học
sinh .
Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chương trình tiếng việt bậc tiểu học. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở
bậc tiểu học. Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh
viết đúng chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại
ngữ và học các môn học khác.
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu học
với mục tiêu giáo dục toàn diện các em được học 9 môn học trong đó môn
Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu cấp
. Người ta thường nói “ Cấp 1 là nền, lớp 1 là móng”, móng có chắc thì nền mới
vững.
Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với nghe, nói, đọc,viết. Và kĩ năng đọc mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những thế mà để các em phát triển tư duy,cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học,hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc và các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người. Mặt khác ở lớp 1 các em đọc đúng, đọc đúng , đọc thành thạo thì khi lên các lớp trên các em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ có điều kiện học các môn học khác có trong chương trình được tốt hơn.
Để làm được điều đó điều đầu tiên người giáo viên phải làm là nắm được tâm
lí của học sinh, dạy học phải mang tính chuẩn xác, khoa học. Mục đích của việc
rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 là giúp các em cảm nhận được cái hay, cái
đẹp, nhận thức về thế giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội.
Qua đó giáo dục cho các em tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước.
Mục tiêu cụ thể của việc dạy Tiếng việt ở lớp 1 là:
-
Dạy chữ(đọc,viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện toàn diện các kỹ năng khác(nghe,nói)
-Dạy
chữ thông qua nghĩa(không dạy chung)lấy đơn vị tiếng làm đơn vị trung tâm.
- Dạy chữ
thông qua nghĩa(không dạy chung)lấy đơn vị tiếng làm đơn vị trung t âm.
- Tận dụng
năng lực Tiếng việt của các em:Dạy chữ trong từ,dạy từ trong câu,dạy câu trong
môi trường giao tiếp tự nhiên.
Trong khi đó ở trường tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn
nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học
đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các
em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của
người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên tiểu học vẫn còn lúng
túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để
chữa lỗi cho học sinh khi phát âm, làm thế nào để các em phát âm chuẩn, để từ
đógiúp các em đọc hay hơn diễn cảm hơn, làm tiền đề để các em hiểu văn bản được
đọc, để cho những gì đọc được tác động chính vào cuộc sống của các em. Đặc biệt
đối với học sinh lớp 1 nó càng có ý nghĩa . Năm nay, tôi vẫn tiếp tục được nhà
trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1/3. Ở lớp tôi phụ trách, hầu hết
các em quen nói tiếng địa phương, việc phát âm không chuẩn, thậm chí còn một số
em chưa qua Mẫu giáo nên vẫn chưa nắm được các âm trước khi vào lớp 1. Vì
vậy tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh
lớp 1".
...
Link tải file word đầy đủ: XEM VÀ TẢI XUỐNG